Tài nguyên rừng và đất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

3.1.5.1. Diện tích

Vườn quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên là 14.735 ha. Trong đó: - Diện tích đất Lâm nghiệp: 12.275,2 ha

+ Diện tích có rừng: 10.758,37 ha + Diện tích chưa có rừng: 1.516,83 ha

- Đất khác: 2.459,6 ha

3.1.5.2. Các hệ sinh thái và thảm thực vật rừng VQG Bến En

Vườn quốc gia Bến En có các hệ sinh thái chính như sau:

- Hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới đai thấp: Hệ sinh thái rừng núi đất ở đây chủ yếu là rừng thứ sinh, cây gỗ có đường kính nhỏ. Tuy nhiên, đây là trung tâm phân bổ của giống Lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý hiếm như Chò chỉ, Vù hương, Sến mật, Vàng tâm, Lim xanh, Lát hoa, Trai lý,... và những nhóm cây thân mềm như song, mây, giang, tre, ... Đặc biệt phong phú là có trên 300 loài cây dược liệu. Đây là hệ sinh thái tập trung chủ yếu tài nguyên rừng của VQG.

- Hệ sinh thái ngập nước: Vườn Quốc gia Bến En có hồ sông Mực rộng trên 2000 ha, là thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng. Sau khi xây dựng đập Mẩy năm 1979, hồ bị chia cắt thành hồ Thượng và hồ Hạ. Trên hồ có 21 hòn đảo lớn, kết hợp với hệ thống hang động là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hồ sông Mực – Vườn quốc gia Bến En là khu vực cư trú của nhiều loài chim nước và số lượng cá thể rất lớn, đa dạng vệ thành phần loài.

- Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: Chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết các trạng thái rừng thuộc hệ sinh thái này phần lớn bị tác động mạnh, hiện trạng còn lại chủ yếu cây gỗ trung bình và nhỏ, cây bụi, dây leo. Tuy nhiên, đây là nơi được

ghi nhận về mức độ đa dạng cao về số loài thực vật trên núi đá vôi, điển hình như ngành Mộc lan chiếm tỉ lệ lớn với nhiều loài cây có giá trị dược liệu.

Ngoài 3 hệ sinh thái chính ở trên, VQG Bến En còn có hệ sinh thái bán ngập và hệ sinh thái đất nông nghiệp:

- Hệ sinh thái đất bán ngập: Do điều kiện địa hình đồi núi thấp, sau khi xây dựng đập Mẫy năm 1979, một phần đồi thấp của Vườn bị ngập nước theo mùa hình thành nên hệ sinh thái đất bán ngập nước. Thực vật chủ yếu của hệ sinh thái này là cây Mai Dương (Mimosa pigra) và các dạng cây bụi khác, loài cây này đang ngày càng xâm lấn rộng ra các khu vực khác của Vườn làm ảnh hưởng xâm hại tới tái sinh, sinh trưởng, phát triển của các loài cây bản địa, đây đang là một vấn đề cần phải quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

- Hệ sinh thái đất nông nghiệp: Hình thành chủ yếu do người dân địa phương vén rừng làm nương rẫy vùng lõi của Vườn trước khi được thành lập. Cây trồng chủ yếu là Mía, Sắn, Lúa được canh tác hàng năm, diện tích này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong Vườn.

Theo phương pháp phân loại của Fao Rome 1989, kết hợp với hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật Bến En được phân thành các kiểu rừng chính tại bảng 3.3. Bảng 3.3: Các kiểu thảm thực vật VQG Bến En TT Các kiểu thảm thực vật D. tích (ha) tỷ lệ (%)

1 Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới

ẩm, thứ sinh trên núi đá vôi. 303 1,8

2 Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới

ẩm, thứ sinh sau khai thác trên núi đất. 6242 37,5 3 Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa thứ sinh 1173 7,0 4 Kiểu rừng tre, nứa thứ sinh có cây gỗ rải rác 2659 16,0

5 Kiểu rừng trồng 111 0,7

6 Kiểu rừng quần lạc cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đá 39 0,3 7 Kiểu rừng quần lạc cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đất 3151 18,9 8 Các loại đất khác (hồ đập, ruộng, đất khác) 2956 17,8

3.1.5.3. Tài nguyên thực vật rừng

Vườn quốc gia Bến En thuộc hệ sinh thái rừng đai thấp nhiệt đới ẩm với kiểu rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá.

Hình 3.2: Bản đồ thảm thực vật rừng VQG Bến En

(Nguồn: Kết quả điều tra lập danh luc động, thực vật VQG Bến En năm 2013)

Đỉnh núi cao nhất tại Vườn quốc gia Bến En là 497m so với mặt nước biển, vì vậy theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật thường được áp dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì thảm thực vật Bến En thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh đai thấp (UNESCO 1973; Trung 1978; Vidal 2000; Lan et al.2006; WCMC 2004).

Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1997- 2000 và điều tra bổ sung năm 2012- 2013, tại Vườn quốc gia Bến En đã ghi nhận được 1.417 loài thực vật

bậc cao có mạch thuộc 712 chi, 191 họ. Trong đó có 58 loài trong IUCN năm 2013, 46 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 10 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như: Gụ lau (Sindora tonchinensis Achev), Sao Hải Nam (

Hopea hainanensis Merr. & Chun), Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) J.F.Leroy),…

Đã phát hiện được ở Bến En 3 loài thực vật mới của Việt Nam: Xâm cánh Bến En (Glyptoetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson), Đậu khấu Bến En (Myristica yunanensis Y.H. Li) và Găng Bến En (Timonius arborea Elmer).

Sự phân bố của các taxon được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Phân bố của các taxon trong Hệ thực vật Vườn quốc gia Bến En và Việt Nam

TT Ngành Số họ Số chi Số loài của Bến En Số loài của Việt Nam

1 Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 2

2 Ngành Thông đất (Lycodiophyta) 2 2 8 57 3 Ngành Cỏ quản bút (Equisetophyta) 1 1 1 2 4 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 22 47 99 644 5 Ngành Thông (Pinophyta) 4 4 8 63 6 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 161 657 1.300 9.812 Tổng số 173 650 1.389 10.580

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lập danh luc động, thực vật VQG Bến En năm 2013)

Đánh giá chung: Vườn quốc gia Bến En có kiểu rừng kín thường xanh với thành phần loài cây khá phong phú, nhiều loài cây gỗ lớn lá rộng thường xanh có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao.

3.1.5.4. Tài nguyên động vật rừng

Kết quả điều tra cơ bản năm 1997 - 2000 và điều tra bổ sung năm 2012- 2013, đã thống kê được ở Bến En có 1.530 loài động vật thuộc 312 họ, 1.018 chi, chiếm 26,37% số loài so với hệ động vật Việt Nam, trong đó:

- Động vật nổi: Ghi nhận 50 loài thuộc 28 giống, 16 họ của 2 ngành là ngành Trùng bánh xe Rotifera, ngành Chân khớp Arthropoda.

- Động vật đáy: Ghi nhận 163 loài thuộc 129 giống, 65 họ, 3 ngành: ngành Giun đốt Annelida, ngành Chân khớp Arthropoda và ngành Thân mềm Mollusca. Trong đó có 27 loài trong IUCN năm 2013, 01 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

- Cá: Ghi nhận tại VQG Bến En có 97 loài thuộc 63 giống, 22 họ, 6 bộ. Trong đó có 17 loài trong IUCN năm 2013.

Côn trùng: Ghi nhận tại VQG Bến En có 728 loài thuộc 502 giống, 103 họ, 15 bộ. Trong đó có 17 loài trong IUCN năm 2013, 01 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

- Chim: Ghi nhận tại VQG Bến En có 277 loài thuộc 167 giống, 57 họ 18 bộ. Trong đó có 233 loài trong IUCN năm 2013, 11 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 9 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

- Loài Thú: Ghi nhận tại VQG Bến En có 102 loài thuộc 62 giống, 28 họ, 11 bộ. Trong đó có 75 loài trong IUCN năm 2013, 25 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 29 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

- Lưỡng cư: Ghi nhận tại VQG Bến En có 47 loài thuộc 22 giống, 7 họ, 1 bộ duy nhất là bộ Không đuôi Anura. Trong đó có 36 loài trong IUCN năm 2013, 01 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

- Bò sát: Ghi nhận tại VQG Bến En có 66 loài thuộc 45 giống, 14 họ, 2 bộ. Trong đó có 27 loài trong IUCN năm 2013, 17 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Đánh giá chung: Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trưng vùng địa lý động vật Trường Sơn Bắc và Tây Bắc. Ở Bến En có tổng cộng 464 loài động vật quý hiếm, trong đó có 433 loài trong IUCN năm 2013, 56 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 50 loài trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP như: Vượn đen má trắng, Khỉ mặt đỏ, Culy lớn, Culy nhỏ, Gà lôi, Gấu, Cò lạo Ấn Độ, Hạc cổ trắng…

3.1.5.5 Tài nguyên du lịch

Cảnh quan VQG Bến En bao gồm cảnh quan hồ, các đảo trên hồ; rừng và hang động ở các dãy núi đá vôi. Hồ Bến En có diện tích gần 3.000 ha với 21 hòn đảo và bán đảo. Do cấu trúc địa hình rừng, núi hồ nước nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm nên thích hợp cho việc tổ chức hoạt động tham quan du lịch. Các dãy núi thuộc VQG Bến En và phụ cận là các dãy núi đá vôi, do đặc điểm điạ hình tạo nên các hang động như: Hang Ngọc, hang Dơi, hang Suối Tiên...đây là tiềm năng tài nguyên quan trọng để tổ chức các loại hình du lịch thám hiểm khám phá hang động và du lịch mạo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)