Xếp hạng các mối đe doạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 75)

Quá trình nghiên cứu, đánh giá đã xác định được 06 mối nguy cơ chính đến sinh cảnh và sự tồn tại của các loài chim nước, để đánh giá mức ảnh hưởng của từng mối đe dọa cao hay thấp, đề tài tiến hành đánh giá và cho điểm từ 1 -6 theo từng tiêu chí đã xác định là: Diện tích ảnh hưởng, Cường độ ảnh hưởng và tính cấp thiết của các mối đe dọa. Xếp hạng các mối đe dọa thông qua tổng số điểm cộng dồn của 3 tiêu chí trên cho từng mối đe dọa, mối đe dọa nào có tổng số điểm cao nhất là là mối đe dọa lớn nhất - xếp số 1 và

ngược lại, các mối đoa dọa có tổng số điểm thấp hơn thì xếp vị trí thấp hơn. Kêt quả chấm điểm và xếp hạng các mối đe dọa được tổng hợp tại bảng 4.6.

Bảng 4.6: Xếp hạng các mối đe doạ đối với các loài chim nước tại Vườn Quốc gia Bến En

TT Các mối đe dọa

Tiêu chí xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết

1 Xâm lấn của loài Mai

Dương 5 6 6 17 1 2 Đánh bắt thủy sản 6 5 4 15 2 3 Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã 2 4 5 11 3 4 Chăn thả gia súc 4 2 3 9 4 5 Đốt nương làm rẫy 1 3 2 6 5 6 Khai thác gỗ trái phép 3 1 1 5 6

Từ kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, sự xâm lấn của Mai dương đang là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài chim nước và sinh cảnh sống của chúng tại Vườn quốc gia Bến En, đứng thứ 2 là hoạt động đánh bắt thủy sản, đứng thứ 3 là việc săn bắn bẫy bắt, đứng thứ 4 là hoạt động chăn thả gia súc, đứng thư 5 là việc đốt nương làm rẫy của người dân sống trong khu vực xung quanh lòng hồ sông Mực và xếp cuối cùng trong 6 mối đe dọa là hoạt động khai thác gỗ trái phép trên lòng hồ và xung quanh khu vực lòng hồ sông Mực.

Các mối đe dọa đối với sự tồn tại của các loài chim nước và sinh cảnh của chúng tại Vườn quốc gia Bến En phân bố tại các vùng khác nhau, do đó mỗi vùng lại có mức độ ảnh hưởng từ các nguy cơ khác nhau. Quá trình nghiên cứu đã xác định cụ thể được sự phân bố của các nguy cơ đối với chim nước trên lòng hồ sông Mực, được thể hiện trên bản đồ tại hình 4.17.

Hình 4.17: Bản đồ mối đe dọa đối với các loài Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En

Mối đe dọa số 1- Xâm lấn của loài Mai Dương: Mai Dương là loài thực vật ngoại lai xâm hại, có khả năng sinh trưởng và lây lan rất nhanh, đang ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bến En, đặc biệt là các loài chim nước, các loài thú ăn cỏ và các loài thực vật bản địa vùng bán ngập. Theo kết quả điều tra trên khu vực lòng hồ sông Mực Vườn quốc gia Bến En có trên 1000ha vùng bán ngập nước theo mùa, trong đó có trên 300ha Mai dương đã mọc dày đặc.

Nhiều vùng bán ngập trước đây chưa có Mai dương xâm lấn là sinh cảnh kiếm ăn của nhiều loài Chim nước với số lượng lớn các loài Cò, Diệc xám, Sả đầu nâu…, tuy nhiên hiện nay những vùng đã bị Mai dương xâm lấn,

quá trình điều tra đã không còn quan sát thấy các loài chim đến kiếm ăn tại những vùng này, điển hình cho hiện tượng này là khu vực trước Trạm Kiểm lâm Điện Ngọc, khu vực Bến Vơn, khu vực khe cung cấp.

Quá trình điều tra cũng ghi nhận tốc độ xâm lấn của loài cây này đang diễn ra rất nhanh trên toàn bộ khu vực bán ngập thuộc lòng hồ sông Mực, nếu không có giải pháp để ngăn chặn kịp thời thì trong khoảng 7-10 năm tới sinh cảnh kiếm ăn của các loài chim nước sẽ mất hoàn toàn. Vì vậy, chúng tôi xác định đây là nguy cơ lớn nhất đối với các loài chim nước và sinh cảnh sống của chúng tại VQG Bến En.

Hình 4.18: Hiện trạng xâm lấn của Mai dương trên lòng hồ sông Mực

Mối đe dọa số 2 - Đánh bắt thủy sản: Từ năm 2010, Vườn quốc gia đã cho thuê mặt nước hồ sông Mực để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các hoạt động đánh bắt đã được quan tâm kiểm soát, chỉ được sử dụng các phương pháp đánh bắt chọn lọc không được dung các phương pháp đánh bắt tận thu, tận diệt. Tuy nhiên, việc người dân trong vùng vẫn lén lút sử dụng các công cụ đánh bắt tận diệt như dùng mìn, xung điện, đánh bắt các loại cá nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn cho phép… trên sông suối vẫn xãy ra thường xuyên, mặt khác, việc giao khoán đã dẫn đến tình trạng đánh bắt diễn ra với cường độ cao nhưng khả năng nuôi trồng, tái tạo lại chưa đảm bảo kịp thời. Vì vậy các hoạt động này đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn và ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài Chim nước. Theo kết quả điều tra và chấm điểm thì nguy cơ đánh bắt thủy sản đứng thứ 2, chỉ sau nguy cơ xâm lấn của loài Mai Dương.

Mối đe dọa số 3 - Săn bắn, bẫy bắt các loài Chim nước: Săn bắn, bẫy bắt các loài Chim nước chủ yếu để làm thực phẩm và cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Đối tượng bị săn bắt chủ yếu là các loài Cò, Vạc, Diều cá, Ó cá, Diệc xám, Vạc ... Hình thức săn bắt ngày càng tinh vi và hiệu quả đã làm giảm đáng kể số lượng các loài Chim nước của Vườn quốc gia. Đặc biệt, hiện tượng tượng này đang diễn ra mạnh ở các vùng giáp ranh với VQG và vùng đệm. Đây là nguy cơ được đánh giá và xếp thứ 3 sau nguy cơ xâm hại của loài Mai dương và nguy cơ đánh bắt thủy sản.

Mối đe dọa thứ 4 - Chăn thả gia súc tự do vào VQG: Thu nhập từ chăn nuôi gia súc đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của các hộ gia đình sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bến En. Chiều hướng phát triển đàn trâu, bò ngày càng gia tăng, với phương thức nuôi là thả tự do vào Vườn quốc gia. Việc chăn thả gia súc tự do vào rừng với số lượng lớn và thời gian kéo dài đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.

Hình 4.20: Chăn thả gia súc tự do trong Vườn quốc gia Bến En

(Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014- 2015)

Thực tế cho thấy chăn thả gia súc quá mức đã làm cản trở tái sinh tự nhiên của rừng, đe doạ suy thoái nghiêm trọng tầng cỏ quyết, thu hẹp phạm vi hoạt động của các loài động vật hoang dã. Đặc biệt, việc chăn thả gia súc vào rừng còn kéo theo người dân vào rừng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời

sống, tập tính của các loài thú hoang dã nói chung và các loài chim nước nói riêng. Theo kết quả đánh giá và xếp hạng thì hiện nay chăn thả gia súc là nguy cơ đứng thứ 4 trong tổng số 6 nguy cơ chính có ảnh hưởng đến các loài Chim nước tại Vườn quốc gia Bến En. Từ năm 2011, Vườn quốc gia Bến En đã có thông báo cấm chăn thả gia súc và áp dụng các biện pháp cưởng chế để đưa gia súc ra khỏi Vườn nhưng đến nay tình trạng người dân chăn thả gia súc tự do vào Vườn quốc gia vẫn tiếp tục diễn ra.

Mối đe dọa số 5 - Đốt nương làm rẫy: Đây được xem là nguy cơ đứng thư 5 trong 6 nguy cơ chính đe dọa đến các loài chim nước tại Vườn quốc gia Bến En. Việc đốt nương làm rẫy chủ yếu là làm mất sinh cảnh sống của các loài chim nước. Việc đốt nương làm rẫy quanh khu vực lòng hồ sông Mực đang diễn ra nhanh chóng do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các xã vùng đệm quanh lòng hồ, đây được đánh giá là một nguy cơ khá nghiêm trọng đối với sinh cảnh sống của các loài chim nước tại Bến En.

Hình 4.21: Hoạt động đốt nương làm rẫy tại khu vực quanh lòng hồ sông Mực Vườn quốc gia Bến En

(Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014-2015)

Mối đe dọa số 6 - Khai thác gỗ trái phép: Khai thác rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh cảnh và đời sống, tập tính của các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim nước nói riêng. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây Vườn quốc gia Bến En đã kiểm soát được tình hình khai thác rừng chỉ còn xẫy ra những vụ nhỏ, lẻ, đặc biệt là trên khu vực lòng hồ sông Mực do giáp với khu hành chính của Vườn nên đã được quản lý bảo vệ tương đối tốt, không còn tình trạng khai thác bừa bãi. Vì vậy, từ thực đó nên việc đánh giá nguy cơ từ khai thác gỗ trái phép chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong 6 nguy cơ chính đe dọa đến các loài chim nước và sinh cảnh của chúng tại Bến En.

Hình 4.22: Khai thác rừng trái phép trong Vườn quốc gia Bến En

(Nguồn: Tư liệu của VQG Bến En)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)