Phương pháp điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)

Phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra theo điểm được sẽ sử dụng để thu thập số liệu về sự có mặt/không có mặt của các loài chim nước, tần suất bắt gặp, phân bố, các mối đe dọa đến các loài chim nước.

- Phương pháp điều tra theo tuyến:

Tuyến được áp dụng để điều tra sự có mặt/không có mặt, tần suất bắt gặp các loài và các mối đe dọa, các khu vực phân bố quan trọng của các loài chim nước. Tuyến được lập trên tất cả các sinh cảnh hiện có tại VQG, đảm bảo phân bố rộng và đều khắp trên toàn bộ diện tích VQG.

Tổng số có 20 tuyến đã được lập tại Vườn quốc gia, vị trí, chiều dài tuyến, địa điểm, sinh cảnh của từng tuyến được tổng hợp tại bảng 2.2.

Bảng 2.2: Danh sách tuyến điều tra chim nước tại VQG Bến En

TT Địa điểm Sinh cảnh

Chiều dài tuyến

Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối

X Y X Y

1 Ban DL – Lúng Túng –

Khe Tay chua Bán ngập 6km 554658 2167132 556990 2166750 2 Lúng túng – Khe tre Bán ngập 4,5km 554658 2167132 554825 2166126 3 Chốt Xuân Thái –

Đồng Thô Bán ngập 6,5km 555147 2169182 552967 2163301 4 Ngã 3 Bến En – Điện

Ngọc Bán ngập 4km 553201 2166513 552554 2166302 5 Điện Ngọc – Khe tre Bán ngập 7km 550001 2166250 555532 2166402 6 Chốt Xuân Thái – Đồng Thô – Bến Tòm Bán ngập 7km 553600 2163657 553019 2162450 7 Chốt Thùng Sen – Bến Vơn Bán ngập 5km 551459 2169200 550560 2170301 8 Vườn thực vật – Đức Lương Bán ngập 6km 549453 2168530 550120 2168989 9 Lùm lau – Khe nước

lạnh Bán ngập 5km 554452 2164532 552654 2161654 10 Trạm Xuân Thái – Bái

Đình Khe tre Bán ngập 7km 552665 2162130 554652 2164841 11 Trạm Xuân Thái –

Đồng Lườn Bán ngập 4km 554665 2162130 554562 2164871 12 Khe Bà Mùi – Lúng

Túng Bán ngập 5km 552430 2166254 552543 2166354 13 Khe Dầu – Rooc Nái Bán ngập 7km 551321 2165287 552556 2166320 14 Bãi Nán – Cầu Sập Bán ngập 4km 546542 2163654 552556 2166321 15 Ban DL – Đập tràn Bán ngập 3km 554679 2164673 549898 2164165 16 Đức Lương – Thùng Sen IIIa1 3km 554665 2162130 554652 2164841 17 Đảo thực vật (Nhà số 1 – nhà số 2) IIb 3,5km 554665 2163130 554764 2166854 18 Dốc Mướp – Khe tre IIIa1 5km 554535 2162342 554427 2164564 19 Bến Vơn – Khe Thông IIIa1, IIIa2 4km 554431 2162523 554532 2164659 20 Đồng Thô – Điện Ngọc Ic, IIa 4,5km 554643 2162246 554765 2164934

Tuyến có chiều dài từ 3-7 km tùy theo điều kiện địa hình. Mỗi tuyến được quan sát lặp lại 4 lần. Thời gian điều tra bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 18 giờ chiều. Sự có mặt của các loài chim nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường, bằng ống nhòm. Bất kể khi gặp loài chim nào tác giả tiến hành quan sát, mô tả tỉ mĩ về hình thái, kích thước và các đặc điểm đặc biệt khác. Định tên các loài chim nước ngoài hiện trường dựa trên sách Chim Đông Nam Á (Robson, 2005) và tài liệu Chim Việt Nam của tác giã Nguyễn Cử, Lê Trọng Trãi và Karen Phillipps xuất bản năm 2000.

- Phương pháp khoảng cách.

Phương pháp khoảng cách sẽ được áp dụng để xác định mật độ và mức độ phong phú của các loài chim nước tại khu vực nghiên cứu. Người điều tra sẽ tiến hành đi trên tuyến và ghi nhận các loài chim nước bắt gặp trên tuyến. Các thông tin cần ghi nhận trên tuyến theo phương pháp này bao gồm: 1) Khoảng cách từ người quan sát đến loài bắt gặp (m); 2) Góc hợp bởi tuyến và hướng đến loài quan sát; 3) khoảng cách vuông góc từ đối tượng quan sát so với tuyến điều tra. Ngoài ra, còn ghi nhận các thông tin khác như: Thời gian, sinh cảnh, số lượng cá thể... Thông tin điều tra trên tuyến được ghi vào bảng 2.3.

Bảng 2.3: Phiếu điều tra theo tuyến

Người điều tra Ngày điều tra

Địa điểm điều tra Thời tiết

Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc

Tuyến điều tra Chiều dài tuyến

Thời

gian Loài lượng Số Tọa độ Sinh cảnh Vị trí quan sát

r α x

Ghi chú:r là khoảng cách từ người quan sát đến con vật; α: Góc tạo bởi giữa tuyến điều tra và hướng quan sát con vật; x: là khoảng cách vuông góc từ con vật đến tuyến điều tra

- Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa:

+ Dùng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương. Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Thợ săn và người dân địa phương thuộc các xã sống quanh khu vực lòng hồ sông Mực - Vườn quốc gia Bến En. Những người dân được phỏng vấn là những người có kinh nghiệm đi rừng, có sự hiểu biết về rừng, thường xuyên đi rừng tìm kiếm cây thuốc hoặc khai thác gỗ, củi, săn bắn, bẫy bắt chim, đánh bắt cá... Phỏng vấn được thực hiện thông qua các phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn dưới dạng các bộ câu hỏi định hướng và bán định hướng. Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các câu hỏi về thành phần loài, vùng bắt gặp, tình trạng săn bắn, bẫy bắt, hạt động đánh bắt cá của người dân và các hoạt động khác tác động đến các loài chim nước, các thông tin thu thập được ghi vào mẫu biểu thiết kế sẳn.

+ Điều tra trên tuyến, ghi nhận các tác động tiêu cực của con người đến các loài chim nước tại Vườn quốc gia Bến En như: Săn bắn, bẫy bắt chim, thú hoang dã, khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc, đánh bắt cá trái phép… Tình trạng các mối đe dọa được ghi chép lại theo bảng 2.4.

Bảng 2.4: Ghi chép về tác động của con người

Địa điểm điều tra: ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số: ... Quãng đường đi: ... Người điều tra: ...

Thời gian Các hoạt động ảnh hưởng Tọa độ Ghi chú ……….

……… ……….

Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong Vườn quốc gia, tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. (Theo phương pháp của Margoluis and Salafsky, 2001). Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được tổng hợp vào bảng 2.5.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các mối đe dọa

Stt Các mối đe dọa Tiêu chí xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 2 … n Tổng

- Phương pháp xác định khu vực phân bố và các sinh cảnh quan

trọng:

Quá trình điều tra trên tuyến, ghi nhận đặc điểm sinh cảnh nơi kiếm ăn, nơi cư trú của các loài như: Vị trí, đặc điểm về thực vật, đặc điểm địa hình… có liên quan đến sinh cảnh nơi cư trú và kiếm ăn của các loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)