Một số sinh cảnh sống quan trọng của các loài chim nước tại VQG Bến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Bến En

4.3.2.1. Sinh cảnh kiếm ăn của các loài chim nước

Hầu hết các loài Chim nước tại Bến En đều kiếm ăn ven hồ sông Mực, ven các đảo và các bãi bán ngập nước theo mùa trên khu vực lòng hồ. Sinh cảnh ở các khu vực bán ngập có nhiều chim nước tập trung chủ yếu là các bãi gốc cây còn sót lại, một số cây chịu ngập nước mọc thưa thớt như: Đước, xương cá, Gáo nước... Các cây rừng tự nhiên ở ven mặt nước như: Lim xanh, Lim xẹt, Thầu tấu, Phay vi, Gáo nước, Sau sau, Nứa tép, Trâm, gốc mục… thường là nơi đậu chờ mồi và nghỉ ngơi sau khi kiếm ăn của các loài trong ngày. Các bãi cỏ ven hồ sông Mực thường là nơi nghỉ trưa của các loài Cò, ngoài ra còn ghi nhận các loài Cò định cư ở Bến En nhưng đi kiếm ăn tại các ruộng lúa, vùng nước trũng dưới chân núi, vùng cỏ năn, vùng ngập nước tại khu vực vùng đệm quanh Vườn. Tại vùng hồ các bãi đất trống sau ngập nước là vùng kiếm ăn lý tưởng của các loài Te vặt, Te cựa, Te vàng, Choi choi,....ghi nhận có những đàn lên Te vặt lên đến hàng chục con.

Như vậy, tại Bến En sinh cảnh kiếm ăn của các loài chim nước chủ yếu là vùng bán ngập, vùng nước nông, các vũng nước trong bãi cạn hoặc vùng đất mới ngập nước có cây mọc thưa thớt hoặc các gốc cây mục còn sót lại.

Hình 4.15: Sinh cảnh kiếm ăn của các loài chim nước

(Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2015) 4.3.2.2. Sinh cảnh cư trú của chim nước

Quá trình điều tra cũng đã xác định được nơi cư trú (nghỉ qua đêm) của một số loài như Cò bợ, Cò ngàng nhỏ, Cò ngàng nhỡ, Diệc Lửa, Diệc xám.

- Loài Cò ngàng nhỏ, Cò ngàng nhỡ: Tại Vườn Quốc gia Bến En chúng tôi xác định được nơi cư trú nhiều nhất là khu vực hồ sinh thái – Khu hành chính, khu vực hồ dưới. Tổ thành rừng nơi cư trú chủ yếu là Keo tai tượng trồng thuần loài.

- Cò bợ: Là loài Chim di cư về Vườn Quốc gia Bến En, chúng sống tập trung ở khu vực hồ sinh thái, Văn phòng Vườn – Tổ thành cây rừng chủ yếu là rừng trồng Keo tai tượng, Xà cừ, Sấu...; Khu vực Trạm Kiểm Lâm Đức Lương – rừng trồng Keo tai tượng, các lùm Tre; Khu vực Trạm Kiểm Lâm Điện Ngọc – đinh cư trên cây rừng tự nhiên ven hồ (Lim xẹt, Trâm, Thầu tấu, Nứa...).

- Diệc lửa: Là loài chim di cư về Vườn Quốc gia Bến En từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Ở Vườn quốc gia Bến En Diệc lửa thường cư trú qua đêm trên các cây rừng tự nhiên lớn ven hồ quanh khu chốt bảo vệ rừng Xuân Thái.

- Diệc xám: Thường di cư về Vườn Quốc gia Bến En vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 đến tháng 4 năm sau thì bay đi nơi khác. Tại Bến En, Diệc sinh sống trên các đảo hoặc bán đảo có rừng tự nhiên ở nhiều khu vực như: Đồi thực vật, khu vực trước Trạm Kiểm lâm Điện Ngọc, Khu vực bãi Đông Thô, khu vực Bãi Nán.

- Le hôi: Sống ở hầu hết trên các khu vực thuộc lòng hồ sông Mực, làm tổ trong các lùm cỏ, lau sát mép nước, mỗi dàn từ 2 -3 con. Le hôi không làm tổ trên cây gỗ, là loài sống định cư.

Hình 4.16: Một số sinh cảnh nơi cư trú của các loài chim nước tại VQG Bến En

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)