Kết quả điều tra, quan sát 4 lần trên 20 tuyến tại Vườn quốc gia Bến En
(bao gồm 15 tuyến trải đều trên toàn bộ khu vực lòng hồ sông Mực và 5 tuyến trên cạn dọc theo các kênh rạch, khe suối), thu thập hông tin phỏng vấn từ người dân địa phương, thu thập thông tin từ tài liệu hiện có đã xác định được tại Vườn quốc gia Bến En có 39 loài chim nước, thuộc 6 bộ, 9 họ. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Danh lục thành phần loài loài chim nước tại Vườn quốc gia Bến En
TT Tên khoa học Tên phổ thông
Nguồn số liệu Quan sát Phỏng vấn Tài liệu PODICIPEDIFORMES BỘ CHIM LẶN I Podicipedidae Họ chim lặn
1 Tachybaptus ruficollis Pallas, 1764 Le hôi x x x
PELECANIFORMES BỘ BỒ NÔNG
II Pharacrocoracidae Họ Cốc
2 Pharacrocorax carbbo sinensis
Linnaeus, 1758 Cốc đế x x
3 Pharacrocorax niger Vieillot, 1817 Cốc đen x
CICONIIFORMES BỘ HẠC
III Ardeidae Họ Diệc
4 Ardea cinerea Linnaeus, 1758 Diệc xám x x x
5 Ardea purpurea Purple Heron Diệc lửa x x x
6 Dupetor flavicollis Black Bittem Cò đen x x
8 Mesopboyx intermedia Intermediate
Egret Cò ngàng nhỡ x 9 Egretta eulopbotes Swinhoe, 1860 Cò trắng Trung
quốc x
10 Ardeola bacchus (Bonaparte, 1855) Cò bợ x x x
11 Butorides striatus Linnaeus, 1758 Cò xanh x x
12 Nycticorax nyctycorax T. Forster,
1817 Vạc x
13 Dupetor flavicollis Latham, 1790 Cò hương x x
14 Bubulcus ibis Cattle Egret Cò ruồi x x
15 Ixobrychus sinensis Gmelin, 1788. Cò lửa lùn x
16 Ixobrychus cinnamomeus Gmelin,
1788. Cò lửa x x x
IV Ciconiidae Họ Hạc
17 Mycteria leucocephala Pennant,
1769 Cò lạo Ấn độ x x
18 Ciconia episcopus Boddaert, 1783. Hạc cổ trắng x
ANSERIFORMES BỘ NGỖNG
V Anatidae Họ vịt
19 Anas crecca Linnaeus, 1758 Mòng két x x x
20 Anas poccilorhyncha Spot-billed
Duck Vịt trời x x x 21 Anas querquedula Linnaeus, 1758 Mòng két mày
trắng x x
GRUIFORMES BỘ SẾU
VI Rallidae Họ Gà nước
22 Gallinula chloropus Linnaeus, 1758 Kịch x
CHARADRIIFORMES BỘ RẼ
VII Recurvirostridae Họ cà kheo
23 Himantopus himantopus Bonaparte,
VIII Charadriidae Họ choi choi
24 Vanellus indicus Boddaert, 1783 Te vặt x
25 Vanellus duvaucelii Boddaert, 1783 Te cựa x x x
26 Vanellus cinereus Boddaert, 1783 Te vàng x x x
27 Charadrius dubius Little Ringed
Plover Choi choi nhỏ x x 28 Charadriusalexndrinus Little
Ringed Plover Choi choi x x x
29 Tringa ochropus Linnaeus, 1758 Choắt bụng trắng x x
30 Tringa nebularia Gunnerus, 1767. Choắt lớn x
31 Actitis hypoleucos Linnaeus, 1758 Choắt nhỏ x x
32 Scolopax rusticola Linnaeus, 1758 Nhát bà, Rẽ gà x x
33 Gallinago stenura (Bonaparte,
1831) Rẽ giun châu Á x
CORACIFORMES BỘ SẢ
IX Alcedinidae Họ Bói cá
34 Megaceryle lugubris Crested
Kingfisher Bói cá lớn x
35 Ceryle rudis Crested Kingfisher Bói cá nhỏ x x x
36 Ceyx erihacus Linnaeus, 1758 Bồng chanh đỏ x x x
37 Alcedo atthis (Linnaeus, 1758) Bồng chanh x x x
38 Halcyon smyrnensis (Linnaeus,
1758) Sả đầu nâu x x x
39 Halcyon pileata Boddaert, 1783 Sả đầu đen x
Ghi chú: Tài liệu: Nguồn báo cáo kết quả điều tra bổ sung danh lục động, thực vật rừng Vườn quốc gia Bến En (năm 2013).
Kết quả điều tra, nghiên cứu tổng hợp tại 4.1 cho thấy, trong số 9 họ thì họ Diệc có số lượng loài phong phú nhất là 13 loài, tiếp đến là họ Choi choi có 10 loài, họ Bói cá có 06 loài, họ Vịt có 03 loài. Có 2 họ mỗi họ có 02 loài là: Họ Cốc và họ Hạc. Có 3 họ, mỗi họ chỉ có 01 loài là: Họ chim lặn có một
loài Le hôi, họ Cà kheo có loài Cà kheo và họ Gà nước có loài Kịch. Như vậy, mức độ phong phú về thành phần loài trong các họ chim nước tại VQG Bến En à rất khác nhau. 13 10 6 3 2 2 1 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14 S ố l o à i H ọ D iệ c H ọ C hoi c hoi H ọ B ói c á H ọ V ịt H ọ C ốc H ọ H ạc H ọ C hi m l ặn H ọ C à khe o H ọ G à nư ớ c Họ
Hình 4.1: Đa dạng loài chim nước của các họ ở VQG Bến En
Trong số 39 loài chim nước tại Bến En thì quan sát trực tiếp được là 26, chiếm 66,7%; thông tin theo người dân cung cấp có 21 loài và thông tin theo tài liệu là 34 loài. Nguyên nhân quá trình điều tra, quan sát thực địa ghi nhận được ít loài hơn so với danh lục đã có là: Thời gian nghiên cứu ngắn, chưa điều tra được cả 4 mùa trong năm, mẫu (số tuyến, số lần) quan sát còn ít, ảnh hưởng của thời tiết ngày điều tra... do đó một số loài chim di cư theo mùa, một số loài có phân bố hẹp hoặc chỉ phân bố ở một khu vực, số lượng cá thể của loài còn ít nên chưa bắt gặp.
Tuy nhiên, một trong những kết quả quan trọng nhất của đề tài là đã phát hiện và bổ sung cho danh lục chim của Vườn quốc gia Bến En 05 loài mới gồm: Cò ngàng nhỡ (Mesopboyx intermedia), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulopbotes), Te vặt (Vanellus indicus), Bói cá lớn (Megaceryle lugubris) và Sả đầu đen (Halcyon pileata), nâng tổng số loài chim nước ở Vườn quốc gia Bến En từ 34 lên 39 loài. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy được sự phong phú về thành phần loài, các họ chim nước tại Vườn quốc gia Bến En. Đặc biệt, việc quan sát trực tiếp đã cho phép khẳng định sự có mặt của 26 loài chim nước hiện có trong khu vực, đây là cơ sở thực tế rất quan trọng cho việc đề xuất chương trình bảo tồn các loài chim nước tại Bến En.
Việc thu thập thông tin về các loài chim nước thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 người dân đã ghi nhận sự có mặt của 21 loài, phân bố chủ yếu trên lòng hồ sông Mực, với một số vùng phân bố trọng điểm như: Khu vực Đông Thô, Khe Tre, Điện Ngọc... là những thông tin rất quan trọng giúp cho việc lập tuyến điều tra, quan sát chim nước tại Vườn quốc gia Bến En (Chi tiết thông tin phỏng vấn người dân được tổng hợp tại phụ lục 1).
Như vậy, so với kết quả điều tra thông qua phỏng vấn người dân, thì quá trình điều tra thực địa đã bắt gặp 16/21 loài, 5 loài chưa bắt gặp. So với tài liệu báo cáo kết quả điều tra bổ sung danh lục động, thực vật Vườn quốc gia Bến En năm 2013, quá trình điều tra thực địa đã bắt gặp 21/34 loài, 13 loài chưa bắt gặp, nhưng đã ghi nhận thêm 05 loài mới bổ sung vào danh lục chim của VQG Bến En.
4.1.1. Thông tin về các loài chim nước mới bổ sung cho đanh lục của VQG Bến En
* Loài Cò ngàng nhỡ
- Phân loại:
+ Họ Diệc - Ardeidae + Bộ Hạc - Ciconiiformes
Hình 4.2: Cò ngàng nhỡ
(Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014)
- Đặc điểm nhận dạng:
Nhìn chung có bộ lông và kích thước giống cò trắng. Trong mùa sinh sản: Lông vũ dài ở phần ngực trên và vùng lưng dưới, chân và ngón chân đen nhạt; da mặt vàng sáng. Ngoài mùa sinh sản: Mỏ vàng xám với chóp mỏ tối và phía cuối thường sẫm hơn.Thường rón rén bắt mồi.
- Phân bố:
+ Ở Việt Nam: Vùng Đông Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ + Tại Vườn quốc gia Bến En: Có mặt ở khắp các địa điểm trên khu vực lòng hồ sông Mực
- Tình trạng: Là loài sống định cư, không phổ biến. + IUCN 2015: Xếp mức LC
+ Danh lục đỏ Việt Nam 2007: Không + Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Không
* Loài Cò trắng Trung Quốc
Hình 4.3: Cò trắng Trung Quốc
(Nguồn:Nguyễn Thị Hiền Lương) (Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014)
- Phân loại:
+ Tên loài: Cò trắng Trung quốc - Egretta eulophotes Swinhoe,1860 + Họ Diệc - Ardeidae
+ Bộ Hạc - Ciconiiformes - Đặc điểm nhận dạng:
Nhìn chung có bộ lông và kích thước giống cồ trắng, nhưng có sự sai khác như sau: Mùa đông có da mặt màu xanh nhạt, chân màu xanh nhạt, phần chính của mỏ có màu đen. Mùa sinh sản da mặt có màu xanh thẫm, mỏ có màu vàng. Giò có màu đen, ngón chân có màu vàng xanh nhạt. Cò trắng Trung Quốc năng động, chạy trong khi kiếm ăn, cánh giang rộng.
- Phân bố:
+ Trên thế giới: Bắc Triều Tiên, Đông nam Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Inddooneexeexxia, Malaixia, Thái Lan.
+ Tại Vườn quốc gia Bến En: Có mặt ở khu vực Đồng Thô, Điện Ngọc, Khe tre trên khu vực lòng hồ sông Mực.
- Tình trạng: Là loài di cư, hiếm. + IUCN 2015: Không
+ Danh lục đỏ Việt Nam 2007: VU + Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Không
* Loài Te vặt
Hình 4.4: Te vặt
(Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014)
- Phân loại:
+ Tên loài: Te vặt –Vanellus indicus Boddaert, 1783 + Họ Choi choi - Charadriidae
+ Bộ Rẽ – Charadriiformes - Đặc điểm nhận dạng:
Chim trưởng thành có đầu, cổ và ngực trên màu đen, tưởng phản với màu trắng ở phần dưới cơ thể và vệt trắng chạy từ dưới mắt xuống ở hai bên cổ. Mỏ đỏ, chóp mỏ màu đen; phần trên cơ thể màu nâu lục có ánh bóng màu tím và xanh
lá cây. Giò màu vàng. Khi bay: Lông cánh sơ cấp đen, dãi rộng ở lông sơ cấp, lông bao trên đuôi và dãi cánh màu trắng, vằn ngang trên đuôi đen.
- Phân bố:
+ Ở Việt Nam: Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa) đến Nam bộ Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
+ Tại Vườn quốc gia Bến En: Có mặt ở vùng Đồng Thô, Khe tre, Bến Tòm trên khu vực lòng hồ sông Mực.
- Tình trạng: Là loài định cư, phổ biến. + IUCN 2015: LC
+ Danh lục đỏ Việt Nam 2007: VU + Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Không
* Loài Bói cá lớn.
Hình 4.5: Bói cá lớn
(Nguồn: Karen Phillipps) (Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014)
- Phân loại:
+ Bộ Sả – Coraciformes - Đặc điểm nhận dạng:
Kích thước lớn hơn Bói cá nhỏ, mào rộng, dài bờm xờm. Bộ lông màu đen với nhiều vằn trắng đẹp. Mặt, đầu có nhiều màu sắc đan xen nhưng từ xa trông thấy chỉ có một màu xám. Chim cái có lông bao dưới cánh màu nâu đỏ và có nhiều lông trắng ở mào.
- Phân bố:
+ Ở Việt Nam: Từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ.
+ Tại Vườn quốc gia Bến En: Có mặt ở vùng Khe tre, Bến Vơn trên khu vực lòng hồ sông Mực.
- Tình trạng: Là loài định cư, không phổ biến. + IUCN 2015: LC
+ Danh lục đỏ Việt Nam 2007: VU + Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Không
* Loài Sả đầu đen.
Hinh 4.6: Sả đầu đen
Nguồn: Karen Phillipps Nguồn: Điều tra tại Bến En năm 2014)
+ Tên loài: Sả đầu đen - Halcyon pileata Boddaert, 1783 + Họ Bói cá - Alcedinidae
+ Bộ Sả – Coraciformes - Đặc điểm nhận dạng:
Phía lưng có màu xanh da trời thẫm tương phản với đầu đen và khoang cổ, ngực trắng, bụng màu hung đỏ nhạt. Khi bay thấy mãng trắng lớn ở trên cánh. Tiếng kê to lanh lãnh như tiếng chuông rung.
- Phân bố:
+ Ở Việt Nam: Khắp các vùng trên cả nước.
+ Tại Vườn quốc gia Bến En: Có mặt ở vùng Khe tre, Điện Ngọc, Đức Lương trên khu vực lòng hồ sông Mực.
- Tình trạng: Là loài di cư, rất phổ biến. + IUCN 2015: LC
+ Danh lục đỏ Việt Nam 2007: VU + Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Không