Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)

Khu vực Vườn quốc gia Bến En (trong địa phận Vườn và vùng đệm) có 02 thị trấn, 16 xã, 7 đơn vị quốc doanh và lực lượng vũ trang.

Theo số liệu từ niên giám thống kê 2 huyện năm 2013, kết hợp số liệu thu thập tại các xã, dân số trong toàn vùng hiện nay là 12.369 hộ, 56.143 nhân khẩu, trong đó nam 28.064người (chiếm 49,98%), nữ 28.079 người (chiếm 50,01%) tổng nhân khẩu.

Thành phần dân tộc gồm:

- Dân tộc Kinh: 26.027 Người chiếm 51,01%. - Dân tộc Thái: 10.096 Người chiếm 17,98%. - Dân tộc Mường: 10.513 Người chiếm 18,73%. - Dân tộc khác: 6.897 Người chiếm 12,28%.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên toàn vùng là 0,93%, phân bố dân số dân số bình quân toàn vùng là 95 người/km2.

Tổng số thôn trong vùng lõi của Vườn là 9 thôn gồm: Làng Lung, Sơn Thuỷ, Thanh Bình, Đức Bình, Roọc Nái, Sơn Bình (xã Tân Bình); thôn Xuân

Đàm (xã Hoá Quỳ); thôn Xuân Thành và Tân Thành (xã Xuân Quỳ). 7 thôn thuộc xã Tân Bình và Xuân Quỳ nằm trong phân khu phục hồi sinh thái, thôn Xuân Đàm nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

9 thôn thuộc vùng lõi của Vườn có 440 hộ với 1.813 người, 950 lao động. Trong đó ở phân khu phục hồi sinh thái có 382 hộ, 1.605 người, 860 lao động và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 58 hộ, 207 người, 90 lao động.

Thu nhập bình quân 3.321.695 đồng/người/năm (276.807 đồng/ người/ tháng). Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (chiếm 62,54 %) và thu nhập từ các dịch vụ và ngành nghề khác (chiếm 27,6%). Bình quân lương thực có hạt đạt 247,26 kg/người/năm. Hiện vẫn còn 222 hộ đang ở nhà tạm, chiếm 4,33%. (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Như Xuân và Như Thanh năm 2011)

Tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp và bấp bênh. Đời sống người dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn. Đây chính là áp lực rất lớn vào nguồn tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia Bến En.

Qua nghiên cứu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội Vườn quốc gia Bến En có thể rút ra một số nhận xét khái quát:

- Khu vực có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm một phức hệ sông, hồ, núi với cấu tạo địa chất và kaster khá đặc biệt. Trung tâm là hồ sông Mực có hệ thống đảo nổi còn rừng bao phủ, xung quanh là kiểu địa hình núi đất xen núi đá vôi với nhiều hang động đẹp.

- Đất đai chưa bị thoái hoá, xói mòn chưa xảy ra mạnh, tầng mùn còn khá dày, sự rửa trôi theo chiều thẳng đứng xảy ra ở mức thấp do lớp thảm thực vật rừng được duy trì tốt.

- Số dân sống ở vùng đệm và vùng lõi của Vườn khá cao, thu nhập thấp, cộng với điều kiện giao thông thuận lợi tạo nên sức ép phá rừng rất lớn đối với Vườn quốc gia. Do vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở đây cũng gặp nhiều khó khăn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)