- Sau 5 năm (2011 - 2015) tổ chức thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hòa Bình đã huy động đƣợc tổng nguồn vốn hơn 9.773 tỷ đồng, trong đó vốn huy động nhân dân đóng góp 1.791 tỷ đồng (huy động 1.791.800 ngày công lao động; nhân dân đã hiến 188,79 ha đất).
- Toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp 3.093km đƣờng giao thông nông thôn; cải tạo, xây dựng mới 192 cầu cống dân sinh; sửa chữa, nâng cấp 80 công trình thủy lợi; kiên cố hóa 395 km kênh mƣơng nội đồng; tu sửa, xây dựng 136 trƣờng, lớp học; xây mới, sửa chữa 79 công trình nhà văn hóa xã, sân vận động trung tâm xã; xây mới 32/70 chợ nông thôn đạt chuẩn NTM...
- Bộ mặt nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã có nhiều đổi mới. Đời sống kinh tế, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân hàng năm khu vực nông thôn tăng 2,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Năm 2015, đạt bình quân 18,2 triệu đồng/ngƣời; tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 15%, giảm 22,7% so với năm 2011.
- ừ bình quân 4,4 tiêu chí/xã năm 2011, năm 2015 đạt 11,5 tiêu chí/xã. 31/191 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM, chiếm tỷ lệ 16,23% tổng số xã; 19 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 9,95% tổng số xã); 88 xã đạt 10 - 14% (chiếm 27,75%); không còn xã đạt dƣới 5% tiêu chí. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tê đạt 94%; tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh 83%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%.
- Từ những bài học kinh nghiệm, những hạn chế, khó khăn, Hòa Bình đã đề ra một số giải pháp trọng tâm, đồng thời đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Toàn tỉnh có từ 40% xã trở lên đạt 19 tiêu chí NTM; có từ 1 đến 2 huyện đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân các xã trong tỉnh đạt 15,5 tiêu chí/xã, không còn xã nào đạt dƣới 10% tiêu chí; thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn 35 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dƣới 10%; tỷ lệ lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề đạt trên 60%.
1.3.4. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Lương Sơn
5 năm qua, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lƣơng Sơn đƣợc triển khai sâu rộng; thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Xây dựng NTM đã góp phần đƣa bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố, kinh tế địa phƣơng tiếp tục phát triển, nhiều mô hình kinh tế lớn dần đƣợc hình thành và kinh doanh có hiệu quả; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập đầu ngƣời tăng nhanh.
Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên đã giúp ngƣời dân hiểu rõ những lợi ích của chƣơng trình xây dựng NTM, trong 5 năm, BCĐ 800 huyện đã phối hợp với các ngành, địa phƣơng mở 10 lớp tập huấn về xây
dựng NTM cho 500 lƣợt cán bộ tham gia. Triển khai xây dựng 170 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp; tổ chức 350 lớp tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất cho trên 10.500 lƣợt ngƣời dân với tổng kinh phí hỗ trợ 12.269 triệu đồng. Tổ chức 123 lớp đào tạo nghề cho 11.571 lao động nông thôn. Các hoạt động trên đã góp phần giúp ngƣời dân cải tiến sản xuất, nâng cao thu nhập. góp phần đƣa thu nhập đầu ngƣời ở khu vực nông thôn năm 2015 đạt bình quân 19,2 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,75% ( năm 2015), giảm 8,28% so với năm 2010. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm đƣợc 694.757 triệu đồng, xây dựng 177 công trình về giao thông, thủy lợi, trƣờng học, trạm y tế, điện nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa; xóa 358 nhà tạm, nhà dột nát; xây mới và nâng cấp 895 nhà kiên cố, bán kiên cố. Toàn huyện có 24 trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia; 13 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, 70% ngƣời dân tham gia BHYT; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng đƣợc phát triển, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Tỷ lệ thôn bản văn hóa đạt 65%; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 85%. Hệ thông chính trị xã hội ngày càng bền vững, đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng đƣợc trẻ hóa, chuẩn hóa; n ninh trật tự đƣợc giữ vững. Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Lƣơng Sơn đã huy động đƣợc 1.051.421 triệu đồng để thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp hơn 144 tỷ đồng, chiếm 13,7%. Từ một huyện có xuất phát điểm thấp, đến nay huyện Lƣơng Sơn đã có 5 xã đạt chuẩn NTM; có 3 xã đạt 15 tiêu chí; 1 xã đạt 14 tiêu chí; 3 xã đạt 12 tiêu chí; 4 xã đạt 11 tiêu chí và 3 xã đạt 10 tiêu chí. Bình quân trong giai đoạn, mỗi xã tăng 8,84 tiêu chí NTM.
Bên cạnh những kết quả tích cực, cho thấy việc xây dựng NTM ở một số địa phƣơng còn thiếu bền vững, không đồng đều, sản phẩm hàng hóa chƣa nhiều, chất lƣợng và sức cạnh tranh thấp, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn; Một số hạ tầng thiết yếu đạt đƣợc chƣa cao, đội ngũ cán bộ một số nơi chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, an ninh trật tự nông thôn còn nhiều tiềm ẩn về các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, ý thức chấp hành pháp luật…
Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Lƣơng Sơn tiếp tục nâng cao đời sống cho cƣ dân nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 60 triệu đồng; tăng mức độ đạt chuẩn tất cả các tiêu chí, đến năm 2020 có 52,6% xã đạt chuẩn NTM; 5 xã đạt 18 tiêu chí và không còn xã đạt dƣới 15 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,3%/ năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dƣới 40%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% dân số; 95% cƣ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh.
1.3.5. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Hòa Sơn
- Thành lập ban quản lý xây dựng mô hình nông thôn mới của xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trƣởng ban phụ trách chung, 02 phó ban và các thành viên gồm: phó ban là 02 đồng chí phó chủ tịch UBND xã - phụ trách khối kinh tế nông nghiệp; các thành viên là đại diện các ban ngành, đoàn thể xã, các trƣởng thôn và một số cá nhân tiêu biểu có kiến thức đang là công dân sinh sống trong cộng đồng dân cƣ. Xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và phải bảo đảm mỗi một nhiệm vụ phải cử cán bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể của huyện, xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, nội dung phƣơng pháp và mục tiêu cần đạt đƣợc của xây dựng nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH để ngƣời dân hiểu rõ, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện.
Xây dựng các kế hoạch, dự án, báo cáo, trong xây dựng nông thôn mới hàng năm và theo giai đoạn thực hiện; làm công tác tổng hợp báo cáo công tác xây dựng nông thôn mới theo quy định về NTM.
hƣơng 2
Ụ TIÊU, ỐI TƢỢ G, PHẠ VI, ỘI DU G VÀ PHƢƠ G PHÁP GHIÊ ỨU
2.1. ục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2015.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
2.2. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu toàn bộ đất đai và hạ tầng kỹ thuật thuộc địa giới hành chính xã Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Đối tƣợng quy hoạch: Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và mạng lƣới dân cƣ để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững theo yêu cầu bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Phạm vi quy hoạch: Theo địa giới hành chính xã Hòa Sơn huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hòa Bình
2.3. ội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2. Đánh giá thực trạng nông dân và nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM. về NTM.
- Về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) - Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) - Về văn hóa - xã hội - môi trƣờng (4 tiêu chí) - Về hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
2.3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 -2020
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
- Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và địa phƣơng liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Thu thập bản đồ địa phƣơng: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điện, nƣớc…
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân về đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…để làm căn cứ xây dựng phƣơng án quy hoạch.
- Gặp gỡ cán bộ xã đại diện cho từng vùng để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trƣờng.
- Thông qua ngƣời dân đề xuất phƣơng án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phƣơng án, đƣa ra các giải pháp thực hiện (Phƣơng pháp PRA – phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân).
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp đƣợc sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường và dự báo tiềm năng cho phát triển
Dự báo dân số trong tƣơng lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tƣơng lai. Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lƣợng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng.
Cách tính dân số phát triển tự nhiên:
NT = No t hay NT = No t
Trong đó: NT là dân số tƣơng lai, ngƣời
No là dân số hiện tại, ngƣời
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học (do nhập vào hay chuyển đi), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
2.4.5.1. Phương pháp xây dựng bản đồ
Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.
- Hai loại bản đồ trên đƣợc xây dựng theo phƣơng thức số hóa trên phần mềm Autocad.
2.4.5.2. Phương pháp phân tính toán hiệu quả kinh tế a. Xác định các dự án ưu tiên và suất đầu tư
- Danh mục các dự án ƣu tiên thực hiện (trƣờng học chuẩn, bê tông hoá thuỷ lợi, đƣờng liên thôn, nhà văn hoá ...)
b. Dự tính nhu cầu đầu tư
- Nhu cầu đầu tƣ cho xây dựng ƣu tiên trên địa bàn xã
- Tổng nhu cầu đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá xã hội và môi trƣờng để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã
c. Dự tính phương án huy động vốn
hƣơng 3
KẾT QUẢ GHIÊ ỨU VÀ THẢ UẬ
3.1. iều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm về phía Đông Bắc của huyện Lƣơng Sơn. Là xã miền núi đất rộng, ngƣời thƣa, diện tích đất tự nhiên của xã là 2.387,0 ha, trong đó điện
tích đồi núi chiếm khoảng 47% DTTN, mật độ dân số 239 ngƣời/lkm2
. Có hai dân tộc chính cƣ trú trên địa bàn là dân tộc Mƣờng và dân tộc Kinh. Vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên - huyện Quốc Oai
(Hà Nội);
- Phía Nam giáp xã Nhuận Trạch - huyện Lƣơng Sơn;
- Phía Đông giáp thị trấn Xuân Mai “ huyện Chƣơng Mỹ (Hà Nội);
- Phía Tây giáp thị trấn Lƣơng Sơn huyện Lƣơng Sơn.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Hoà Sơn là xã miền núi thấp, độ cao trung bình 250m so với mặt nƣớc biển. Địa hình của xã có sự đan xen địa hình đồi núi với địa hình tƣơng đối bằng, thấp, đã tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, địa hình đồi núi phân bố đan xen cũng đã gây khó khăn về quy hoạch và xây đựng hệ thống đƣờng giao thông, các công trình công cộng do địa hình dốc, phải san ủi khôi lƣợng đất lớn trong thi công
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Hoà Sơn là vừng đồi núi thấp, có khí hậu mang đặc trƣng khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc trƣng nóng, ẩm, có mùa đông lạnh.
+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ bình quân năm 23,4 c, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất
là 28,8 c (tháng 7), thấp nhất là 16,2Ó
C (tháng 1).
+ Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.769 mm, nhƣng phân bổ không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 với 75% tổng lƣợng mƣa, những tháng còn lại ít mƣa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng lƣợng mƣa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lƣợng mƣa thấp.
+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày). số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.
+ Hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa Đông Nam vào mùa nóng âm.
Nhìn chung, thời tiết xã Hòa Sơn thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lƣơng thực, hoa, rau màu. Tuy nhiên,