Đánh giá thực trạng nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2015.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
2.2. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu toàn bộ đất đai và hạ tầng kỹ thuật thuộc địa giới hành chính xã Hòa Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Đối tƣợng quy hoạch: Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và mạng lƣới dân cƣ để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững theo yêu cầu bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Phạm vi quy hoạch: Theo địa giới hành chính xã Hòa Sơn huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hòa Bình
2.3. ội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2. Đánh giá thực trạng nông dân và nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM. về NTM.
- Về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) - Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) - Về văn hóa - xã hội - môi trƣờng (4 tiêu chí) - Về hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
2.3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 -2020
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
- Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và địa phƣơng liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Thu thập bản đồ địa phƣơng: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điện, nƣớc…
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân về đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…để làm căn cứ xây dựng phƣơng án quy hoạch.
- Gặp gỡ cán bộ xã đại diện cho từng vùng để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trƣờng.
- Thông qua ngƣời dân đề xuất phƣơng án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phƣơng án, đƣa ra các giải pháp thực hiện (Phƣơng pháp PRA – phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân).
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp đƣợc sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường và dự báo tiềm năng cho phát triển
Dự báo dân số trong tƣơng lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tƣơng lai. Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lƣợng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng.
Cách tính dân số phát triển tự nhiên:
NT = No t hay NT = No t
Trong đó: NT là dân số tƣơng lai, ngƣời
No là dân số hiện tại, ngƣời
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học (do nhập vào hay chuyển đi), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
2.4.5.1. Phương pháp xây dựng bản đồ
Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.
- Hai loại bản đồ trên đƣợc xây dựng theo phƣơng thức số hóa trên phần mềm Autocad.
2.4.5.2. Phương pháp phân tính toán hiệu quả kinh tế a. Xác định các dự án ưu tiên và suất đầu tư
- Danh mục các dự án ƣu tiên thực hiện (trƣờng học chuẩn, bê tông hoá thuỷ lợi, đƣờng liên thôn, nhà văn hoá ...)
b. Dự tính nhu cầu đầu tư
- Nhu cầu đầu tƣ cho xây dựng ƣu tiên trên địa bàn xã
- Tổng nhu cầu đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá xã hội và môi trƣờng để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã
c. Dự tính phương án huy động vốn
hƣơng 3
KẾT QUẢ GHIÊ ỨU VÀ THẢ UẬ
3.1. iều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm về phía Đông Bắc của huyện Lƣơng Sơn. Là xã miền núi đất rộng, ngƣời thƣa, diện tích đất tự nhiên của xã là 2.387,0 ha, trong đó điện
tích đồi núi chiếm khoảng 47% DTTN, mật độ dân số 239 ngƣời/lkm2
. Có hai dân tộc chính cƣ trú trên địa bàn là dân tộc Mƣờng và dân tộc Kinh. Vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên - huyện Quốc Oai
(Hà Nội);
- Phía Nam giáp xã Nhuận Trạch - huyện Lƣơng Sơn;
- Phía Đông giáp thị trấn Xuân Mai “ huyện Chƣơng Mỹ (Hà Nội);
- Phía Tây giáp thị trấn Lƣơng Sơn huyện Lƣơng Sơn.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Hoà Sơn là xã miền núi thấp, độ cao trung bình 250m so với mặt nƣớc biển. Địa hình của xã có sự đan xen địa hình đồi núi với địa hình tƣơng đối bằng, thấp, đã tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, địa hình đồi núi phân bố đan xen cũng đã gây khó khăn về quy hoạch và xây đựng hệ thống đƣờng giao thông, các công trình công cộng do địa hình dốc, phải san ủi khôi lƣợng đất lớn trong thi công
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Hoà Sơn là vừng đồi núi thấp, có khí hậu mang đặc trƣng khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc trƣng nóng, ẩm, có mùa đông lạnh.
+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ bình quân năm 23,4 c, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất
là 28,8 c (tháng 7), thấp nhất là 16,2Ó
C (tháng 1).
+ Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.769 mm, nhƣng phân bổ không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 với 75% tổng lƣợng mƣa, những tháng còn lại ít mƣa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng lƣợng mƣa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lƣợng mƣa thấp.
+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày). số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.
+ Hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa Đông Nam vào mùa nóng âm.
Nhìn chung, thời tiết xã Hòa Sơn thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lƣơng thực, hoa, rau màu. Tuy nhiên, những đợt mƣa lớn của mùa hè đễ gây sạt lở đất đồi, ngập úng đông ruộng và gió mùa Đông bắc kéo theo không khí lạnh, nhiệt độ hạ thấp có khi rét đậm, rét hại đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hƣởng tới sức khỏe, sinh hoạt của nhân dân địa phƣơng.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Kế thừa tài liệu thổ nhƣỡng của huyện trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh, trên địa bàn xã Hòa Sơn các loại đất chính sau.
- Nhóm đất feralít vàng đỏ: Chiếm 55% DTTN, phân bố trên địa hình
đồi núi. Đất có hàm lƣợng mùn trung bình (M= 1,4-1,6%). Lân và Kali dễ tiêu thƣờng nghèo (6-8 mlg/100 gam đất). Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Tầng đất dày phổ biên từ 50-70cm. Do nhóm đất feralit nằm trên địa hình đồi núi, có độ dốc thƣờng hơn 20 nên loại đất này thích họp cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 919 ha, chiếm 38,5% DTTN, Độ dốc từ 3- 8,phân bố tập trung ở phía Nam và Đông Nam của xã. Đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ - thịt trung bỉnh. Tầng đất dày từ 60-100cm. Chỉ có một phần loại đất này đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác để trồng lúa, màu, trồng cây ăn quả, còn lại là đất ở nông thôn và đất chuyên dùng.
Bất phù sa ít đƣợc bồi của hệ thống sông suối (Py): Diện tích 155 ha,
chiếm 6,5% DTTN, phân bố ở địa hình thấp, bằng đọc hai bên các con suối trong vùng. Đất có hàm lƣợng mùn khá (M = 1,6- 2%). Lân và Kali dễ tiêu ở mức trung bình (8 -10mlg/100 gam đất), Thành phần cơ giới thƣờng là thịt nhẹ. Tầng đất dầy từ 30-50cm. Đây là loại đất tốt đƣợc -ngƣời dân khai thác để trồng lúa 1“ 2 vụ, sản xuất ra lƣơng thực chính của xã. Đề nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này cần kết hợp biện pháp đầu tƣ hoàn chỉnh các công trình thủy lợi với đầu tƣ thâm canh giống, phân bón hợp lý để tăng năng suất cây trồng,
b) Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt của xã chủ yếu là nƣớc sông suối, nƣớc từ các ao hồ, cơ bản đáp ứng đủ nƣớc tƣới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nƣớc ngầm qua thăm dò thực tế cho thấy mực nƣớc ngầm có độ sâu từ 30- 50 m, chất lƣợng nƣớc khá tốt, chỉ có một số nơi bị nhiễm sắt cao, cần đƣợc xử lý trƣớc khi dùng sinh hoạt.
Chế độ thủy văn: Trên địa bàn xã Hòa Sơn có hệ thống suối nhỏ bắt nguồn từ dãy đồi núi cao hơn 200m và chảy theo hƣớng Tây Bắc và Tây Nam. Tổng chiều đài các con suối gần 3km, lòng suối nhỏ, lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mƣa lƣu lƣợng nƣớc lớn, dòng chảy siết, thời gian mƣa đầu nguồn kéo dài dễ gây ngập úng ruộng đồng. Mùa khô mực nƣớc các con suối xuống thấp, tốc độ dòng chảy nhỏ, lƣu lƣợng nƣớc giảm
nhanh, cần phải xây dựng các hô, đập để giữ nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp,
c) Tài nguyên rừng
Xã Hòa Sơn có 460,9 ha đất lâm nghiệp, chiếm 19,31% DTTN chủ yếu là đất rừng sản xuất. Toàn bộ diện tích rừng nói trên đã giao cho hộ gia đình và tổ chức quản lý, đến nay phần lớn diện tích rừng đƣợc chăm sóc trồng mới, hiện tại rừng phát triền tốt. Diện tích đất rừng đƣợc tăng lên hàng năm đã góp phần chóng xổi mòn, rửa trôi đất, tạo cảnh quan cải thiện môi trƣờng và duy trì nguồn sinh thủy trong vùng.
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả thăm dò của một số doanh nghiệp trong và ngoài tinh, tài nguyên khoáng sản của Hòa Sơn chủ yếulà đá Granít với trữ lƣợng lớn tập trung ở Núi voi thuộc xóm Suối Nẩy, hiện nay đang có một số công ty đƣợc nhà nƣớc cấp phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Tại thời điểm điều tra, dân số toàn xã Hòa Sơn là 6.973 ngƣời (1.394 hộ), gồm có dân tộc Mƣờng và dân tộc Kinh sinh sống. Dân cƣ đƣợc phân bố trên địa bàn 11 xóm (Cố Thổ, Tân Sơn, Bùi Trám, Gò Bài, Đồng Gội, Hạnh Phức, Suối Nảy, Đồng Quýt, Tân Hòa, Đồng Táu, Hòa Vinh). Dân số, lao động theo các ngành nghề nhƣ sau:
* Phân theo số hộ: Tổng số 1.394 hộ, trong đó
- Hộ nông nghiệp: 915 hộ, chiếm 65,6% tổng số hộ;
“ Hộ công nghiệp, xây dựng và ngành nghề khác: 164 hộ, chiếm 1 l,76%số hộ;
- Hộ dịch vụ, thƣơng mại: 315 hộ, chiếm 22,6% tổng số hộ;
* Phân theo lao động: tổng số 2.717 lao động, trong đó:
“ Lao động công nghiệp, xây dựng và ngành nghề khác: 1.143 lao động, chiếm 42,1 % tổng số lao động.
- Lao động dịch vụ, thƣơng mại: 437 lao động, chiếm 16,1% tổng số lao
động.
Lao động và việc làm:
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn xã Hòa Sơn nên có nhiều hộ mất đất ở, đất sản xuất và ảnh hƣởng tới việc làm thu nhập của các hộ thuần nông. Nhiều hộ đã chuyển hƣớng sang lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại. Một số lao động trẻ có sức khỏe, có tay nghề qua đào tạo làm việc trong các khu công nghiệp, công ty đóng trên địa bàn xã. Hàng năm có từ 70 - 100 lao động đi làm công nhân, dịch vụ, xây dựng ở ngoài xã. Ngoài ra còn có nhiều lao động từ bên ngoài đến thuê trọ để làm việc tại các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều dịch vụ phục vụ sinh hoạt, ăn uống, vui chơi giải trí, góp phần tăng thu nhập từ lĩnh vực này cho xã và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp khá nhanh, tỷ lệ trung bình từ 8-10%/năm. Ngƣời dân Hòa Sơn cần cù, có trình độ khá, tham gia nhiêu lĩnh vực, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trƣờng.
Tuy nhiên, lao động của xã chủ yếu là thủ công, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (chiếm 36,2%), chƣa có nhiều doanh nghiệp ngƣời của dịa phƣơng. Có sự chênh lệch khá cao giữa thu nhập của lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ, hoặc lao động ở tuổi cao, sô lao động trẻ có xu hƣớng tim việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
3.1.2.2. Kinh tế
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010- 2015, giá trị sản
xuất các ngành kinh tế của xã Hòa Sơn phát triển vơi tốc độ tăng trung bình từ 11,8 %/năm.
Cơ cấu kinh tế : Cơ cấu các ngành kỉnh tế cửa xã đang dần chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thƣơng mại và TTCN- làng nghề. So sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã từ năm 2010 với năm 2015, cơ cấu giá trị của ngành nông, lâm nghiệp giảm 9,5%; ngành TTCN- làng nghề tăng 3%; ngành dịch vụ - thƣơng mại tăng 6,5%.
3.1.2.2.1. Sản xuất nông lâm nghiệp a. Ngành trồng trọt:
Chủ yếu là cây lúa, rau, màu và cây ăn quả. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm từ 50-55% GTSX ngành nông nghiệp.
* Cây trồng hàng năm:
Đất trồng cây hàng năm của xã có điện tích 248,67 ha, chiếm 37,64% điện tích đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể;
- Lúa Đông xuân: Diện tích biến động từ 100 - 150 ha, sản lƣợng lúa từ
450 - 550 tấn. Diện tích lúa xuân tập trung ở các xóm cố Thô, Đồng Táu, Đồng Quýt, Đồng Gội. Trong sản xuất đã có sự thay đổi về cơ cấu giống, thời vụ, một số giống lúa lai mới ngắn ngày năng suất cao đƣợc đƣa vào sản xuất, tăng diện tích lúa xuân trung và xuân sớm lên 80- 85% điện tích để tránh bất
lợi của thời tiết và có điêu kiện mở rộng diện tích cây rau, màu. Nhờ biện
pháp đầu tƣ các cổng trình thủy lợi, điện tích chủ động tƣới tiêu nên năng suất đã tăng, bình quân tăng 2-3%/năm, năm cao nhất là 56,2 tạ/ha.