Hệ thống quan điểm sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 33 - 36)

3.1.1 Hệ thống quan điểm sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã nghiệp xã

*) Phương án sử dụng đất nông - lâm nghiệp cấp xã trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay hệ thống quy hoạch sử dụng đất cả nước bao gồm: Cấp quốc gia, cấp tỉnh huyện (cấp vĩ mô). Phương án sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của xã được tích hợp nằm trong QHSDĐ và hế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cấp xã là cấp cơ sở (cấp vi mơ) có chức năng quản lý hành chính nhà nước, vừa là cấp quản lý kế hoạch sử dụng đất tại địa phương theo hướng phát triển chung (cấp vĩ mơ). Vì vậy phương án sử dụng đất cấp xã phải kết hợp hài hịa phương án vĩ mơ và phương án vi mô, tức là vừa quy hoạch định hướng vừa quy hoạch quản lý sản xuất.

*) Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân

Những năm trước đây, việc quy hoạch phát triển nông thôn vẫn được áp dụng phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, thiếu vai trò tham gia của người dân địa phương. Việc tiếp cận nơng thơn có sự tham gia của cả người dân là một bước tiến lớn trong công cuộc xây dựng chiến lược phát triển nơng thơn hiện nay, vì vừa có thể quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của người dân, vừa đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.

Ưu điểm của phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân làm thay đổi phương pháp luận và đánh giá, phát triển của cơng đồng trước đây, tạo

ra q trình học hỏi từ hai cả hai phía, vừa cho phép cộng đồng tự đề ra các giải pháp phù hợp với chính họ để có thể thực hiện và đạt được mục đích cao nhất.

Vì vậy thay vì quy hoạch từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, phương pháp phối hợp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm phát huy vai trò của tất cả các thành phần tham gia và tất cả các kiến thức có liên quan đến sử dụng đất đều được phối hợp sử dụng triệt để.

*) Phương án sử dụng đất cấp xã theo quan điểm hệ thống của FAO

Nếu coi sản xuất nơng lâm nghiệp là một hề thống thì sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi thủy lợi... sẽ được coi là những bộ phận chức năng. Những bộ phận này nằm trong một mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ. Việc nghiên cứu cơ chế hoạt động, chỉ ra điểm mạnh yếu của hệ thống sẽ giúp người ta đưa ra được những quyết định, tác động vào những khâu của mắt xích ở những thời điểm thích hợp nhằm làm cho hệ thống được hoạt động nhịp nhàng, cân đối và đem lại hiệu quả cao nhất.

Năm 1993 khi nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất, FAO đã đưa ra một số khái niệm về sử dụng đất như sau:

- Loại hình sử dụng đất (Maior kind of land use) là một dạng chính trong sử dụng đất nơng nghiệp nhờ nước trời, cây hàng năm, cây lâu năm, cây lâm nghiệp... nó thường được dùng để ĐGĐD một cách định tính hoặc để khảo sát tài nguyên thiên nhiên.

- Kiểu sử dụng đất là một dạng sử dụng đất được miêu tả chi tiết hơn so với loại hình sử dụng đất.

- Hệ thống sử dụng đất bao gồm kiểu sử dụng đất hoặc các loại sử dụng đất có quy mơ lớn nhỏ tùy ý và luôn luôn là một hẹ thống cân bằng động. Các yếu tố cấu thành luôn tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng, qua đó con người phân tích bản chất hoặc đặc tính của các mối tác

động qua lại để đề xuất hệ thống canh tác hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng của chúng phục vụ cho cuộc sống.

- Đánh giá đất đai (theo FAO, 1976) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại (kiểu) sử dụng đất yêu cầu phải có.

Như vậy ĐGĐĐ là q trình thu thập bảng tin, xem xét tồn diện và phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. Kết quả đánh giá, phân hạng được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.

- Đơn vị đất đai (Land unit): Là những vùng đất trên thực tế, tương ứng với khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ tiêu. Một đơn vị Đất đai sẽ có cùng khả năng sử dụng, với cùng một mức độ thích hợp cho một loại sử dụng đất nào đó. ĐVDĐ là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp.

*) Phương án sử dụng đất cấp xã theo quan điểm bền vững

Trong những năm gần đây, thuật ngữ "Phát triển bên vững" được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong sản xuất nói riêng. Việc nghiên cứu, đề xuất các phương pháp sử dụng đất mới như: Nông lâm kết hợp, VAC, SALT ... Trên cơ sở chính sách giao đất để phát triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nông bản, nhất là các vùng trung du miền núi đã góp phần đảm bảo trong hệ thống sử dụng đất và đạt được những hiệu quả thiết thực cho người dân.

Để một hệ thống SDĐ được bền vững cần tập chung vào một số vấn đề sau:

- Duy trì được sự cân bằng dinh dưỡng trong đất.

- Áp dụng các hệ thống nơng lâm kết hợp, đa dạng hóa sản phẩm và sản suất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, để tận dụng hết tiềm năng và cải thiện được điều kiện đất đai.

- Xây dựng các mơ hình tổng hợp về các hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc trên cơ sở có sự tham gia của người dân.

- Chọn các loài cây và con giống thích hộ cho từng vùng đất. - Thực hiện các kỹ thuật canh tác tổng hợp.

*) Phương án sử dụng đất cấp xã trong nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất đều được tiền tệ hóa, các yếu tố của sản xuất như vốn, tài sản, sức lao động, chất xám, các sản phẩm và dịch vụ làm ra đều có giá cả được hình thành bởi quy luật cung cầu. Dựa trên sự phân tích khoa học về quân hệ cung - cầu ở thi trường và mỗi vùng để xác định phương hướng và quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể. Trong đó phải trả lời được 4 vấn đề cơ bản: Sản xuất và dịch vụ là gì? Sản xuất bao nhiêu? Sản xuất và dịch vụ như thế nào, cho ai? Lợi nhuận thu được bao nhiêu?

Trên cơ sở xác định phương hướng quy mơ sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà mục đích cuối cùng của các chủ thể sản xuất là mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất cần bám sát các mục tiêu kinh doanh đã xác định, căn cứ vào những điều kiện cơ bản của khu vực có liên quan đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và điều kiện khác có liên quan để quy hoạch mặt bằng sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp mục đích kinh doanh (tức là phù hợp nhu cầu thị trường) và điều kiện địa phương trên cơ sở phát triển bền vững, bảo đảm hài hịa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội và mơi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 33 - 36)