3.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và phát triển sản xuất NLN tại xã Hát Lót
3.3.2. Phân tích hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã Hát Lót
Phương pháp phân tích BCA được áp dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn các kiểu hình sử dụng đất hay các hoạt động canh tác có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chủ yếu hiện nay trên địa bàn xã Hát Lót là: Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên; trồng rừng; trồng cây ăn quả, cây đặc sản, cây công nghiệp, cây hoa màu, cấy lúa nước, chăn ni gia súc gia cầm,... được tính theo các cơng thức (2-1), (2-2), (2-3).
Căn cứ để tính chi phí và thu nhập:
- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, áp dụng cho một số lồi cây nơng nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả của tỉnh Sơn La.
- Căn cứ vào bản dự tốn chi phí sản xuất được tính theo bảng tư 09/ KH của Bộ NN&PTNT.
- Căn cứ vào kết quả điều tra cụ thể của một số mơ hình sử dụng đất về giá cả vật tư, nhân cơng, thu hoạch,...Trên cơ sở kết quả phân tích chi phí và thu nhập, tính được các chỉ tiêu như: NPV, BCR và IRR cho 1 ha trong cả chu kỳ kinh doanh bằng cách sử dụng các hàm kinh tế trong chương trình EXCEL 7.0.
* Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên
Thực hiện Nghị định 02- CP của Thủ tướng chính phủ về việc giao đất khoán rừng, từ năm 1995 lực lượng Kiểm lâm Sơn La phối kết hợp với các cơ quan chức năng đã tổ chức giao đất giao rừng cho nhân dân và các tập thể, tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn để các hộ gia đình các nhân tập thể kinh doanh
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tuy nhiên vì điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn, Sơn La là một tỉnh nghèo cho nên việc giải quyết chế độ, chính sách cho cá nhân, tập thể quản lý bảo vệ rừng ở một số nơi còn chưa có, một số địa phương phải nhờ vào các chương trình dự án đầu tư với mức 50.000đ/ha/năm tiền khoanh nuôi bảo vệ. Mặt khác cũng chưa có một văn bản nào quy định cụ thể chế độ quản lý bảo vệ rừng. Như vậy với 445 ha rừng tự nhiên, bình quân mỗi hộ quản lý bảo vệ 0,55 ha thì số tiền thu được hàng năm từ khốn bảo vệ rừng là khơng đáng kể. Nhưng khơng vì lý do như vậy mà diện tích rừng ở xã Hát Lót nói riêng và huyện Mai Sơn nói chung khơng được bảo vệ, mà người dân đã ý thức được rằng việc quản lý bảo vệ rừng có liên quan mật thiết tới nhiều nguồn lợi khác nhau có ý nghĩa hơn đồng tiền đó là: Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường,...và được khai thác gỗ để sử dụng trong dân sinh theo Quyết định 178.
* Hiệu quả trồng rừng keo
Chi phí và thu nhập trong trồng rừng Keo trong một chu kỳ 7 năm được tính tốn theo định mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu 1, cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hịên tại của thu nhập ròng (NPV) là 13.178.881 đồng/ha
- Tỷ suất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 3,28 tỉ lệ này có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ thu được 3,28 đồng.
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ là 0,39, nghĩa là khả năng thu hồi trong vòng 2,5 năm.
Trồng rừng với lồi cây keo, chi phí đầu tư ban đầu vừa phải, nguồn giống dễ tìm, sản phẩm gỗ dễ bán, giá thành cao, chu kỳ kinh doanh chỉ từ 6 đến 7 năm là đã được khai thác.
Ngồi việc cho hiệu quả kinh tế ra thì keo là lồi cây dễ trồng, khả năng thích nghi cao và là lồi cây có khả năng cải tạo đất rất tốt. Do đó keo có thể trồng rộng rãi ở mọi hộ, mọi nơi.
* Hiệu quả trồng rừng bồ đề:
Chi phí và thu nhập trong 1 chu kỳ sản xuất 10 năm của rừng trồng bồ đề được tính tốn theo đinh mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu phụ biểu 1 cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) là 5.074.935 đồng/ha
- Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 1,95 tỉ lệ này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra để đầu tư sẽ thu được 1,95 đồng
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ là 0,20. Nghĩa là khả năng thu hồi vốn trong vòng 5 năm. Đây là kiểu sử dụng đất sau nương rẫy phổ biến chủ yếu ở đông bào người Thái xã Hát Lót. Tuy hiệu quả kinh tế khơng cao nhưng nó có ý nghĩa lớn về mặt mơi trường, nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống sau một thời gian dài bị người dân canh tác. Thực tế, sau một chu kỳ dài canh tác nương rẫy, năng suất các loại cây trồng (lúa, ngô, sắn) đã giảm mạnh, người dân tiến hành phát dọn, đốt và gieo hạt.
Trồng rừng bồ đề chi phí đầu tư ban đầu thấp, sản phẩm rễ bán, chu kỳ kinh doanh ngắn chỉ 8 đến 10 năm là được khai thác.
* Hiệu quả trồng luồng Thanh Hố.
Chi phí và thu nhập trong một chu kỳ sản xuất 10 năm của trồng rừng bằng lồi cây luồng Thanh Hố được tính tốn theo đinh mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu 2 cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) là13.826.120 đồng/ha
- Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 2,58 tỉ lệ này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra để đầu tư sẽ thu được 2,58 đồng
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ là: 0,49. Nghĩa là khả năng thu hồi vốn trong vòng 2,04 năm.
Chi phí đầu tư cho việc trồng luồng Thanh Hoá trong những năm đầu tương đối lớn, tuy nhiên trong thời gian này có thể trồng xen các lồi cây màu khác như ngô, sắn, dong, lạc,… để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Những năm sau luồng cho thu nhập đều, ổn định, sản phảm dễ bán, dễ sử dụng. Luồng có thể trồng thuần lồi hoặc trồng hỗn giao với keo, lát,… có thể trồng ven các sơng, suối, khe. Do vậy ngồi có giá trị cao về kinh tế luồng cịn là lồi cây được trồng để tận dụng tối đa diện tích đất.
* Hiệu quả kinh tế trồng tre Bát Độ
Tre Bát Độ là một giống nhập nội có nguồn gốc từ Trung Quốc được đưa vào Việt Nam vài ba năm gần đây. Tuy là một giống mới nhưng tre Bát Độ thật sự là cây xố đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao. Từ năm thứ 2 trở đi tre Bát Độ có khả năng cho khai thác măng. Là loài cây sinh trưởng nhanh, măng lớn, hàm lượng đường rất cao, cây có khả năng cho măng quanh năm. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu khá cao, đòi hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, chất đất tốt.
Sau đây là kết quả dự tính chi phí và thu nhập cho 1 ha trồng cây tre Bát độ. Trong chu kỳ sản xuất là 10 năm, chi tiết dự tính chi phí và thu nhập được trình bày ở phụ biểu 2 cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) là 61.167.000 đồng.
- Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 2,72 tỉ lệ này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra để đầu tư sẽ thu được 2,72 đồng
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ là 0,56. Nghĩa là khả năng thu hồi vốn trong vịng 1,8 năm.
Đây là cây có gía trị cả về mặt kinh tế và xã hội nhưng đòi hỏi mức đầu tư ban đầu khá cao. Cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, giống, kỹ thuật cho người dân để phát triển rộng trồng rừng bằng loài cây này.
* Hiệu quả kinh tế của trồng rừng Quế
Quế là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên ở Hát Lót cây quế mới chỉ được đồng bào dân tộc Thái gây trồng mang tính tự phát. Do vậy sản lượng quế thu được cũng cịn ít và chưa thực sự trở thành sản xuất hàng hóa.
Chi phí và thu nhập trong một chu kỳ sản xuất 15 năm của cây quế được tính tốn theo đinh mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu 3 cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) là 40.517.928 đồng
- Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 2,87 tỉ lệ này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra để đầu tư sẽ thu được 2,34 đồng.
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ là 19,7%. Nghĩa là khả năng thu hồi vốn trong vòng 5,6 năm.
* Hiệu quả kinh tế của trồng rừng Quế xen Chè
Chi phí và thu nhập trong một chu kỳ sản xuất 15 năm của trồng quế xen chè được tính tốn theo đinh mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu 3 cho thấy hiệu quả kinh tế như sau:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) là 25.847.362 đồng
- Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) là 1,77 tỉ lệ này có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra để đầu tư sẽ thu được 1,77 đồng
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ là 16,7%. Nghĩa là khả năng thu hồi vốn trong vịng 5,9 năm.
Cây quế là cây đặc sản có giá trị cao, quế mọc nhanh, tán hẹp, 8 tuổi có thể đạt tiêu chuẩn thương phẩm, 5 tuổi bắt đầu tỉa thưa, quế càng già càng có giá trị, lượng tinh dầu nhiều và giá trị thương phẩm càng cao, 15 tuổi có thể
khai thác chính. Chè là cây sinh trưởng nhanh năm thứ 3 đã có thể thu hoạch, sản phẩm chè dễ bán, người dân thường lấy sản phẩm chề đem bán để chi tiêu hàng ngày và đầu tư trở lại cho sản xuất. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng chủ yếu là chi phí nhân cơng, gia đình có thể lợi dụng nhân cơng trong gia đình, khi nơng nhàn. Mơ hình này thích hợp với những gia đình có vốn để đầu tư thâm canh.
* Hiệu quả kinh tế trồng cây ăn quả.
Chi phí và thu nhập trong một chu kỳ trồng cây ăn quả được tính tốn từ phụ biểu 4 và được tổng hợp ở biểu 3.2.
Biểu 3.2. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số loài cây ăn quả trên 1 ha trong 10 năm.
Đơn vị tính: đồng lồi cây
Chỉ tiêu Mơ Vải Xoài Hồng
Bt 60.000.000 101.600.000 104.000.000 78.750.000 Ct 25.895.000 35.975.000 35.545.000 31.825.000 Bt – Ct 34.105.000 65.625.000 68.455.000 46.925000 NPV 17.379.522 34.575.964 39.278.136 23.503.924 BCR 1,94 2,34 2,59 2,04 IRR 0,31 0,35 0,55 0,30
Qua biểu tổng hợp trên cho thấy, cây xồi là cây có lợi nhuận cao nhất sau đó đến cây vải, hồng và cây mơ.
- Giá trị hiện tại của thu nhập rịng (NPV) của cây xồi là 39.278.136 đ - Tỷ xuất giữa thu nhập trên chi phí (BCR) của cây xồi là 2,59 có nghĩa là cứ bỏ 1 đồng vốn đầu tư sẽ thu được 2,59 đ. Đây là cây có hiệu quả đầu tư cao nhất.
- Với tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ là 0,55. Cây xồi có khả năng thu hồi vốn trong vịng 1,8 năm. Qua phân tích hiệu quả kinh tế của 4 loại cây ăn quả nói trên cho thấy rằng ở địa phương các loài cây ăn quả chưa được nhân dân trồng
đa dạng về loài. Qua thực tế phỏng vấn, hộ trồng cây ăn quả nhiều cũng chỉ đến 2 lồi, cịn phần lớn chỉ trồng 1 lồi. Trong 4 lồi cây ăn quả nói trên, quy mơ lợi nhuận chu kỳ 10 năm cao nhất là cây xoài đến cây vải, hồng Yên bản và cuối cùng là cây mơ
Ngoài việc đem lại giá trị về kinh tế cao thì các lồi cây ăn quả cịn có chức năng phịng hộ tốt nên cần được phát triển ở những điều kiện thích hợp.
Bên cạnh đó các lồi cây ăn quả được trồng chủ yếu ở vườn tạp nên cịn có giá trị về mặt xã hội, tận dụng được các nguồn lao động, tận dụng các khoảng diện tích, các nguồn phân bón, được chăm sóc và bảo vệ. Với những giá trị như vậy nên cần thiết phải duy trì và phát triển về cả mặt diện tích lẫn số lượng, chủng loại cây trồng để phát triển và đa dạng nguồn hàng hoá của địa phương. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là đi đôi với việc phát triển cây ăn quả cần quan tâm đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến sau thu hoạch.
* Hiệu quả kinh tế của các loài cây hoa màu
Phải nói rằng các lồi cây hoa màu, mà đặc biệt là ngô, dong riềng và sắn đang là các lồi cây mang tính chủ lực của địa phương. Mọi thu nhập, chi tiêu của đại bộ phận người dân xã Hát Lót đều trơng chờ vào việc thu hoạch từ các loài cây này. Trong những năm gần đây, bảng qua các chương trình, dự án mà nhiều lồi cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được áp dụng với sự tư vấn về kỹ thuật của cơ quan khuyến nơng khuyến lâm. Vì vậy thu nhập của người dân được cải thiện hơn và tập đoàn cây trồng cũng ngày một đa dạng và phong phú hơn.
Hiện tại ở địa phương đang sử dụng các giống ngô như: VN10; Bioseed; các giống sắn như: sắn cao sản KM94, sắn địa phương
Chi phí và thu nhập trong 1 chu kỳ sản xuất đối với các loài cây hoa màu được tính tốn từ phụ biểu 5, kết quả được tổng hợp qua biểu 3.3.
Biểu 3.3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số loại cây hoa màu
Đơn vị tính: đồng
Lồi cây Chỉ tiêu
Dong riềng Ngô LVN 10 Ngô Bioseed Sắn KM 94 Sắn địa phương Thu nhập 8.000.000 8.400.00 0 7.800.00 0 9.000.000 6.000.00 0 Chi phí 5.495.000 4.915.00 0 4.865.00 0 5.290.000 3.890.00 0 Lợi nhuận 2.505.000 3.285.00 0 2.735.00 0 3.710.000 2.110.00 0 Qua biểu 3.3 cho thấy loài sắn cao sản KM 94 là loài cây cho lợi nhuận cao nhất, sau đó đến ngơ LVN 10, ngơ Bioseed, sắn địa phương và dong riềng - Giá trị lợi nhuận hiện tại của của cây sắn KM 94 là 3.285.000 đ. Đây là cây có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy hiệu quả kinh tế của các cây hoa màu không cao như một số loài cây lâu năm khác song do yêu cầu đầu tư thấp, chóng cho thu hoạch và có thể tận dụng được nguồn lao động, đất đai,... nên việc mở rộng và phát triển cây hoa màu là hết sức cần thiết nhằn đáp ứng yêu cầu trước mắt của người dân, đồng thời thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài và phát triển sản xuất NLKH.
* Hiệu quả kinh tế cây mía
Được sự đầu tư về vốn, giống và tư vấn về khoa học kỹ thuật của nhà máy đường Sơn La. Mấy năm gần đây nhân dân xã Hát Lót đã phát triển diện tích trồng mía đường. Bước đầu cho kết quả khả quan. Tuy hiệu quả kinh tế chưa thật cao nhưng là lồi cây có khả năng tận dụng mọi nguồn lực, yêu cầu khơng cao, có thể trồng xen một số cây hoa màu ngắn ngày và làm đa dạng, phong phú nguồn hàng của địa phương.
Chi phí và thu nhập trong một chu kỳ sản xuất 3 năm của cây mía được tính tốn từ phụ biểu 6. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế qua một số chỉ tiêu chính cho thấy:
- Giá trị lợi nhuận hiện tại của cây mía trong vịng 3 năm là 15.550.000 đồng/ha.
* Hiệu quả kinh tế của canh tác lúa nước
Hiện tại ở địa phương đang sử dụng rất nhiều giống lúa, trong đó có các giống lúa lai, các giống của địa phương như: giống lúa lai CV1, các dòng lúa thuần như CR 203, Q5, Khang dân và Nhị ưu 63. Tuy hiệu quả kinh tế chưa cao mà công việc lại vất vả nhưng canh tác lúa nước lại có hiệu quả mang tính tổng hợp, đó là giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, góp phần xố đói giảm nghèo, giải quyết cơng ăn việc làm cho các hộ gia đình, góp phần giữ vững