Tình hình quản lý, sử dụng đất và phát triển sản xuất NLN tại xã Hát Lót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 45 - 47)

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nông nghiệp xã Hát Lót

Kết quả thống kê diện tích các loại đất được thể hiện trong biểu 3.1.

Biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Hát Lót

Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 4842,0 100

I- Đất nông nghiệp 367,5 7,6

1- Đất trồng cây hàng năm 248,8

- Đất ruộng lúa 16,3 0,34

2- Đất vườn tạp 39,7

3- Đất trồng cây lâu năm 40,8

4- Đất có mặt nước NTTS 38,2

II- Đất lâm nghiệp 1863,8 38,5

1- Rừng tự nhiên 1254,9 a- Rừng sản xuất 363,3 b- Rừng phòng hộ 891,6 2- Rừng trồng 608,9 a- Rừng sản xuất 258,2 b- Rừng phòng hộ 350,7 III- Đất chuyên dùng 105,1 2,2 IV- Đất ở 29,0 0,6 V- Đất chưa sử dụng 2476,6 51,1 1- Đất bằng chưa sử dụng 5,0

2- Đất đồi núi chưa sử dụng 2205,5 45,5

3- Sông suối 12,0

4- Núi đá không có cây 254,1

Từ kết quả biểu 3.1 cho thấy, tổng diện tích tự nhiên xã Hát Lót 4.842,0 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là 367,5 ha chiếm 7,6 %.

- Đất lâm nghiệp có rừng là 1.863,8 ha chiếm 38,5 % - Đất ở là 29,0 ha chiếm 0,6 %.

- Đất chuyên dùng là 105,1 ha chiếm 2,2 %. - Đất chưa sử dụng là 2.476,6 ha chiếm 51,1 %.

Từ kết quả biểu 3.1 có thể thấy, tuy là một xã vùng cao thuần nông, nhưng xã Hát Lót với 367,5 ha đất nông nghiệp chiếm 7,6 % diện tích tự nhiên toàn xã trong đó đất cấy lúa chỉ có 16,3 ha là quá ít. Trong khi đó đất chưa sử dụng là 2.476,6 ha chiếm tới 51,1 % là quá lớn, trong đó đất có khả năng sản xuất lâm nông nghiệp là 2.205,5 ha chiếm 45,5 % diện tích tự nhiên toàn xã. Đây là tiềm năng đất đai rất lớn, trong tương lai xã Hát Lót phải có kế hoạch, chiến lược để khai thác triệt để tiềm năng này bảng qua các hoạt: Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, chuyển đổi sang đất nông nghiệp như canh tác lúa nước, cây màu hoặc các kiểu sử dụng đất khác có hiệu quả hơn.

Từ biểu hiện trạng sử dụng đất cho chúng ta thấy, hệ thống canh tác nông lâm nghiệp của xã khá đa dạng và gồm các kiểu sử dụng đất như sau:

- Kiểu sử dụng đất lâm nghiệp: Gồm quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng và trồng rừng.

- Kiểu sử dụng đất vườn tạp: Chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như: mơ, vải, soài,... nhưng trồng chưa tập trung thường trồng xen với các giống cây màu như ngô, dong riềng khi cây ăn quả chưa khép tán. Đây cũng là một nguồn thu đáng kể đối với người nông dân.

- Kiểu sử dụng đất nương rẫy: Chủ yếu là trồng ngô, sắn,... một số hộ trồng xen với cây lấy gỗ như bồ đề hoặc cây công nghiệp như chè, cây đặc sản như quế.

- Kiểu sử dụng đất màu: Chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như ngô, sắn, dong riềng hoặc cây công nghiệp như mía.

- Kiểu chăn nuôi gia súc, gia cầm: thường gắn liền với khu vực vườn tạp và đất sản xuất lâm nghiệp. Ngoài khả năng cho sức kéo, cày bừa, cho phân bón,... ra thì sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm còn là một qúa trình tạo ra sản phẩm hàng hoá đưa lại nguồn thu nhập đáng kể, các loại giống con thường được nuôi là: trâu, bò, dê, lợn, gà, ngan, vịt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 45 - 47)