Dự tính đầu tư và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 72 - 75)

a). Hiệu quả về kinh tế

* Dự tính vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp:

Vốn đầu tư cho 1 ha trồng Keo là 39.961.740 đồng/ha. Trong kỳ quy hoạch 7 năm, dự tính diện tích trồng Keo là 246,34 ha với tổng chi phí trồng và chăm sóc là 9.844.175.032 đồng.

Dự tính chi phí cho 1 ha trồng lúa Tạp giao trong 1 vụ là 27.545.000 đồng, cho trồng lúa Khang dân trong 1 vụ 17.560.000 đồng.

Dự tính chi phí cho 1 ha trồng Vải trong 7 năm là 49.375.000 đồng và trồng Xoài là 55.400.000 đồng.

Dự tính chi phí cho 1 ha trồng Ngô trong 1 vụ là : 20.395.000 đồng. Chi phí cho 1 ha trồng sắn trong 1 vụ là : 13.575.000 đồng. Chi phí cho 1 ha trồng Lạc trong 1 vụ là : 23.995.000 đồng. Dự tính chi phí cho 1 năm chăn nuôi trâu bò là : 6.318.825.000 đồng, cho lợn là : 9.737.250.000 đồng, cho gà vịt là : 2.029.548.000 đồng.

* Dự tính hiệu quả kinh tế : Tổng hợp hiệu quả kinh tế được tổng hợp cho thấy :

- Lợi nhuận thu được từ 1 ha Lúa Tạp giao trong 1 vụ là 24.455.000 đồng, từ Lúa Khang dân trong 1 vụ là 20.390.000 đồng.

- Lợi nhuận thu được từ 1 ha Ngô trong 1 vụ là 6.605.000 đồng, từ 1 ha Sắn trong 1 vụ là 6.425.000 đồng.

- Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi trong 1 năm là 18.421.057.000 đồng - Lợi nhuận thu được từ 1 ha Vải trong 7 năm là : 127.875.000 đồng, từ Xoài là 45.080.000 đồng.

(b). Hiệu quả về mặt xã hội.

- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Người dân ở đây từ trước đến nay thu nhập chủ yếu là làm ruộng, phát rừng làm nương rẫy để trồng lúa, ngô, sắn và chăn nuôi một số loài gia súc, gia cầm. Nay đất đai được quy hoạch sử dụng như trên, cho thấy nguồn thu nhập của người dân sẽ phong phú hơn và tăng dần theo thời gian. Người dân đã dần làm chủ được mảnh đất của mình, có thể huy động vốn đầu tư cho sản xuất lâu dài, ổn định, nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu tại chỗ và bán ra thị trường. Trong những năm đầu thu nhập còn

hạn chế, sau 4 – 5 năm thu nhập sẽ được tăng dần lên góp phần ổn định đời sống dân cư trong vùng.

- Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình trong xã và xã hội. Với cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ như đã quy hoạch thì nhu cầu lao động của xã sẽ tăng thêm. Trong những năm đầu ngoài việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Khi cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp đã đi vào ổn định thì việc thu hái, chăm sóc bán sản phẩm… cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn lao động. Với mô hình NLKH, mô hình VAC và mô hình RVAC sẽ khuyến khích các hộ đầu tư vào sản xuất nhằm tăng thu nhập cho gia đình và xã hội, các mô hình trên đã mở ra cách làm ăn mới, với cơ cấu sản xuất không chỉ là thuần nông như trước mà là đa ngành : Nông – lâm – thủy sản cùng phát triển hài hòa. Cơ cấu cây trồng được bố trí nhằm đảm bảo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu vốn có trong vùng. Ngoài ra đây sẽ còn là cơ hội để phổ cập nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức lao động cho người dân trong chiến lược NLKH của Chính phủ và ngành. Qua đó người dân sẽ học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho nhau hiệu quả hơn. Với cách làm ăn này khoa học công nghệ sẽ sớm được đưa vào thực tiễn và được phổ cập, nhân rộng tới tận thôn bản và từng người dân, một trong những mục tiêu có tính chiến lược của ngành trong phát triển SXNLN ở miền núi nước ta hiện nay.

(c). Hiệu quả về môi trường sinh thái.

Sản xuất không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, mà còn phải quan tâm tới vấn đề xã hội và môi trường sinh thái. Một mô hình sản xuất, kinh doanh được coi là bền vững khi nó đạt được hiệu quả trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội và môi trường sinh thái.

Tùy từng địa phương, loại hình sản xuất khác nhau mà vị trí của các mặt có thể khác nhau. Vùng nông thôn miền núi nước ta điều kiện kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Trong phát triển sản xuất, đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu là một việc làm đúng đắn, tuy nhiên cũng không thể coi nhẹ việc bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy việc bảo vệ tính đa dạng sinh học của vườn và môi trường sinh thái là hết sức quan trọng.

Đất đai miền núi với đặc điểm chung là đất dốc, địa hình bị chia cắt, lại thường có mưa lớn, tập trung…nên rất khó khăn trong canh tác. Đất bị xói mòn, rửa trôi, làm cho độ phì của đất bị giảm đi nhanh chóng. Nếu phương thức canh tác truyền thống của nhân dân miền núi trước đây chỉ chú trọng đến việc phát rừng làm rẫy, trồng lúa khô, ngô, sắn… mà không chú ý tới các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn trong vùng canh tác, thì môi trường sẽ bị hủy hoại, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và đời sống dân sinh. Hiệu quả sử dụng đất sẽ rất thấp. Việc áp dụng các phương thức canh tác mới với các mô hình NLKH, mô hình canh tác trên đất dốc tiến bộ, kết hợp với bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh trên những diện tích còn rừng và có cây gỗ tái sinh sẽ tạo nên những đai rừng phòng hộ ở phía trên vừa tạo nguồn sinh thủy, vừa che chắn phòng hộ cho sản xuất nông lâm nghiệp phía dưới. Về lâu dài ngoài chức năng vùng đệm, chức năng phòng hộ, rừng con cung cấp gỗ củi và nhiều lâm sản khác cho các thôn, bản và vùng phụ cận, có như vậy đất đai mới được bảo vệ cho hôm nay và các thế hệ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 72 - 75)