Quy hoạch phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp xã Hát Lót giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 60)

2015-2020, định hướng tới năm 2030.

3.4.1. Phương hướng phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp xã Hát Lót

Phát huy những điều kiện thuận lợi và khắc phục khó khăn, tồn tại, xã hát Lót quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng tới 2030 với phương hướng chung như sau:

- Khai thác các lợi thế để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội

- Hoàn thiện và nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

- Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, y tế… nhằm nâng cao nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm tạo tiền đề phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

- Tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

- Tích cực phịng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị và an tồn xã hội

3.4.2 Phương án phân bổ sử dụng đất

a, Căn cứ của phương án

Phương án phân bổ đất đai là nội dung đầu tiên cần được tiến hành trong quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Phương án phân bổ sử dụng đất hợp lý sẽ tạo tiền đề cho việc xác lập phương án sản xuất theo ngành và lĩnh vực, là cơ sở để xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp và ổn định lâu dài tại địa phương. Vì vậy, để có phương án phân bổ đất hợp lý, cần phải cân nhắc trên nhiều phương diện khác nhau và chúng được coi như là những căn cứ chính để tiến hành quy hoạch.

Trên cơ sở điều kiện thuộc thực tế tại xã Hát Lót, phương án phân bổ sử dụng đất cần được xây dựng dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau đây

- Căn cứ vào quy định Luật đất đai sửa đổi tháng 10 năm 1993.

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của xã. Tuy có 367,5 ha đất nơng nghiệp nhưng trong đó ruộng cấy lúa chỉ có 16,3 ha chiếm 0,34% so với diện tích tự nhiên của xã. Trong khi đó đất đồi chưa sử dụng có tới 2205,5 ha chiếm 45,5%. Cho chúng ta thấy rằng đây là tiềm năng có thể mở rộng diện tích canh tác nơng nghiệp, phát triển trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Ngoài ra, khi kiểm tra thực tế cho thấy hệ thống các suối từ các khu rừng tự nhiên có lưu lượng nước rất lớn, từ trước đến nay các con suối này quanh năm đều có nước. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ lợi, trên cơ sở đó chúng ta có quyền nghĩ đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại hình sử dụng đất như: Chuyển đất trồng màu sang trồng lúa nước, khai hoang trồng lúa nước,…

- Căn cứ vào sự gia tăng dân số:

Dân số của xã Hát Lót hiện tại là 3.582 người trên 802 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%/năm, tỷ lệ tăng dân số cơ học không đáng kể. Do dân số hàng năm của xã tăng lên song diện tích đất đai lại không sinh sôi ra được, nên cần thiết thực hiện chiến lược kế hoạch hố gia đình để giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,1%/ năm vào năm 2009 và xuống 1,0% đến năm 2014.

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: phát triển sản xuất lâm nông nghiệp, quy hoạch xây dựng trường học, trạm xá, nhà văn hoá cộng đồng,…

- Hiện trạng thực tế sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có của xã. - Dự báo, dự tính mức độ gia tăng dân số của xã.

- Tính tốn năng xuất, sản lượng cây trồng, vật ni. - Nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân.

- Thực trạng về việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chọn giống và lai tạo.

- Điều kiện và khả năng của địa phương, sự hỗ trợ từ phía các chương trình, dự án của Nhà nước, cộng đồng.

- Nhu cầu sử dụng đất.

Nhu cầu đất đai của xã được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu đất đai của các bản, bản theo mục đích sử dụng vào sản xuất nơng lâm nghiệp, cho thổ cư, đất chuyên dùng hoặc sử dụng cho các mục đích khác. Nhu cầu sử dụng đất của bản bản được xác định bằng phương pháp đánh giá nơng bản có sự tham gia của người dân. Các công cụ như đắp sa bàn sử dụng đất của bản, bản sau đó tiến hành thảo luận. Sử dụng công cụ điều tra theo lát cắt để xác định lại vị trí các loại hình sử dụng đất của bản, phân tích biểu đồ khuynh hướng mô tả diễn biến sử dụng đất đai, canh tác trồng cây nông lâm nghiệp,… các công cụ này cho phép xác định được nhu cầu sử dụng đất của người dân ở từng bản, bản. Tổng hợp các bản lại thành bản tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đai của toàn xã qua biểu 3.9.

Biểu 3.9. Tổng hợp nhu cầ u sử dụng đất xã Hát Lót

Chỉ tiêu

Thơn

Tổng hợp Các loại đất

H.trạng Nhu cầu

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thổ cư Chuyên dùng

H.trạng Nhu cầu H.trạng Nhu cầu H.trạng Nhu cầu H.trạng Nhu cầu

Tổng số 2365,40 4619,85 367,50 848,37 1863,80 3618,02 29,00 34,62 105,10 118,84 Sèo 180,05 366,81 90,20 156,70 78,30 194,22 6,75 7,95 4,80 7,94 Sơn Phú 87,90 140,85 44,94 44,94 35,20 81,90 4,76 5,70 3,00 8,31 Rằng 207,51 310,84 7,45 7,45 193,60 296,60 2,76 2,76 3,70 4,03 Lanh 79,50 421,53 14,96 46,96 59,40 368,60 2,24 2,24 2,90 3,73 Nà Chiếu 165,10 275,06 67,15 67,15 87,20 196,60 3,55 3,55 7,20 7,76 Tằm 223,57 444,03 39,05 127,35 178,40 309,70 2,95 3,43 3,17 3,55 Sơn Lập 79,45 176,76 48,80 116,62 25,20 54,40 2,20 2,20 3,25 3,54 Bai 279,68 422,84 43,65 112,15 230,70 304,70 2,35 2,35 2,98 3,64 Sưng 266,14 618,08 11,30 173,80 249,70 432,90 1,44 4,44 3,70 5,94 Lâm trường 726,10 1378,40 70,40 70,40

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của xã và những căn cứ quy hoạch, phương án phân bố các loại đất cho các mục đích sử dụng ở xã Hát Lót được tổng hợp ở biểu 3.10.

Biểu 3.10. Phân bố sử dụng đất xã Hát Lót đến năm 2030

TT Hạng mục Diện tích Chủ quản lý

Tổng diện tích tự nhiên 4.842,00

I Đất nông nghiệp 848,37 UBND xã + Hộ gia đình II Đất lâm nghiệp 3.618,02 Hộ gia đình + tổ chức kinh

tế 1 Đất có rừng tự nhiên 2.473,90 Cộng đồng a Rừng sản xuất 1.402,30 b Rừng phòng hộ 1.071,60 2 Đất có rừng trồng 1.144,12 a Rừng sản xuất 647,72 b Rừng phòng hộ 495,40

III Đất thổ cư 34,62 Hộ gia đình

IV Đất chuyên dùng 118,84 UBND xã + tổ chức khác V Đất chưa sử dụng 222,15 Hộ gia đình + cộng đồng

b, Phân bố sử dụng các loại đất

Đối tượng phân bổ sử dụng đất: - Đất nơng nghiệp có cây hàng năm.

- Đất có khả năng sản xuất nơng lâm nghiệp. - Đất có khả năng luân chuyển tăng vụ

- Đất có khả năng làm ao hồ thả cá, đồng cỏ, bãi chăn thả.

Chỉ tiêu phân bổ đất nông nghiệp được xác định bao gồm: Đất trồng lúa 1 vụ và 2 vụ, đất trồng màu, đất cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, đất làm ao thả cá, đất đồng cỏ chăn nuôi.

Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, đồi rừng và đất có khả năng sản xuất nơng lâm nghiệp.

Qua kết quả tính tốn thì khả năng chu chuyển của các loại đất được thể hiện qua hình 3.2 và phụ biểu 8

* Phân bố đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 848,37 ha chiếm 17,5% so với tổng diện tích tự nhiên của xã Hát Lót, tăng hơn so với diện tích cũ 480,87 ha nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân số, đồng thời giải quyết nhu cầu lương thực trước mắt cũng như lâu dài.

Kết quả phân bổ sử dụng đất nông nghiệp được tổng hợp ở biểu 3.11.

Biểu 3.11. Phân bổ đất sản xuất nông nghiệp T T Hạng mục Diện tích hiện trạng Diện tích quy hoạch (2030) So sánh Tổng diện tích nơng nghiệp 367,50 848,37 1 Đất trồng cây hàng năm 248,80 476,80 228,00 a Đất trồng lúa 16,30 62,97 46,67 - Lúa 1 vụ 8,00 8,00 - Lúa 2 vụ 54,97 54,97 b Đất trồng màu 232,50 366,33 133,83 c Đất trồng mía 47,50 47,50 2 Đất vườn tạp 39,70 9,67 -30,03

3 Đất trồng cây lâu năm 40,80 320,80 280,00

- Đất trồng cây ăn quả 40,80 120,80 80,00

- Đất trồng quế 10,00 140,00 130,00

- Đất trồng chè tuyết 20,00 60,00 40,00

4 Đất có mặt nước NTTS 38,20 38,20 0,00

Kết quả ở biểu 3.11 cho thấy, diện tích đất nơng nghiệp được mở rộng từ 367,5 ha theo hiện trạng chiếm gần 7,6% lên 848,37 ha bằng 17,5% so với tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó đáng kể nhất là diện tích canh tác cây hàng năm được tăng lên 248,8ha lên 476,8ha. Với 62,97ha đất canh tác trồng lúa và 366,33ha trồng màu với năng suất lúa bình quân đạt từ 30 - 40 tạ/ha, 60 - 70 tạ ngô/ha đảm bảo nhân dân xã Hát Lót có dư lương thực.

Ngồi ra với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thâm canh, tăng vụ, lựa chọn những giống cây trồng mới vừa có năng suất cao, chất lượng tốt như Ngô, Lạc, Đậu tương… để tăng hiệu quả canh tác. Xây dựng cơ sở chế biến hàng nông sản, hoa quả để tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân nhằm bình ổn giá cả cho người sản xuất và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đối với những diện tích đất đang sử dụng nhưng khơng hiệu quả như đất vườn tạp hoặc đất trồng màu hiện khơng cịn phù hợp do sâu bệnh hại, tiến hành loại bỏ những cây kém hiệu quả kinh tế để thay thế bằng những vườn cây ăn quả như: Vải, nhãn, xồi… hoặc cây mía. Đảm bảo trồng tập trung và đúng biện pháp kỹ thuật để sản xuất thành hàng hoá.

* Phân bổ đất sản xuất lâm nghiệp

Diện tích dất lâm nghiệp tồn xã là 3618,02 ha chiếm tới 74,7% diện tích đất tự nhiên, bao gồm cả rừng phịng hộ đầu nguồn bảo vệ lịng hồ Sơng Đà, bảo vệ mơi trường sinh thái, duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất và rừng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất giấy, ván ép…và cho cuộc sống dân sinh. Để khai thác hiệu quả tác dụng nhiều mặt từ rừng thì nhiệm vụ chủ yếu trong sản xuất lâm nghiệp là trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, bảo vệ rừng theo xu hướng nông lâm kết hợp, phòng hộ kết hợp với sản xuất kinh doanh. Xây dựng những khu rừng có khả năng cho thu hoạch quanh năm mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu về phòng hộ, nhằm tạo ra sự đa dạng sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích, phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng.

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Hát Lót như Nguồn đất đồi chưa sử dụng lớn, nhân lực dồi dào, được sự quan tâm và hỗ

trợ từ Nhà nước bằng nhiều chương trình, dự án trồng rừng, xố đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng… cùng với sự giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, cung cấp nguồn giống và bao tiêu sản phẩm từ đơn vị Lâm trường Tu Lý và các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngồi huyện, tỉnh, xã Hát Lót có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ che phủ, bảo vệ đất, giữ được nguồn nước. Trong công tác trồng rừng cần bổ sung thêm những lồi cây bản địa có giá trị kinh tế và nâng cao giá trị sử dụng đất rừng, đồng thời xây dựng kế hoạch và có biệnh pháp cụ thể cho cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Xuất phát từ yêu cầu phòng hộ và phát triển sản xuất hàng hoá tại địa phương cũng như tiêu chuẩn phân chia 3 loại rừng của Bộ NN&PTNT, phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm nghiệp xã Hát Lót được đề xuất ở biểu 3.12.

Biểu 3.12. Phân bổ đất sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030

TT Hạng mục Diện tích (ha) Biện pháp KD Chủ quản lý Tổng diện tích 3.618,02 Hộ GĐ, UBND xã và LT 1 Đất rừng sản xuất 2.050,02 a Rừng tự nhiên 1.402,30 KNTS và QLBV b Rừng trồng hiện có 258,20 Chăm sóc bảo

vệ c KNTS rừng tự nhiên 1.039,00 KNTS và CSBV d Trồng rừng mới 389,52 Trồng và BVR 2 Đất rừng phòng hộ 1.568,00 a Rừng tự nhiên 1.071,60 KNTS và CSBV b Rừng trồng hiện có 350,70 CSBV c KNTS rừng tự nhiên 180,00 KNTS và CSBV d Trồng rừng mới 145,70 Trồng và BV

Để thực hiện thành công phương án trên, trong 10 năm tới Đảng bộ và nhân dân xã Hát Lót cần phát huy mọi tiềm năng và tranh thủ sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và sự hỗ trợ của các chương trình dự án trên địa bàn để triển khai các hoạt động: trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, chăm sóc bảo vệ hay xây dựng trang trại vườn rừng với các mơ hình nơng lâm kết hợp, rừng phịng hộ, vùng rừng nguyên liệu…

* Phân bổ đất chuyên dùng

Diện tích dành cho chuyên dùng là 118,84 ha, chiếm 2,45% diện tích đất tự nhiên, tăng 13,74ha so với đất chuyên dùng hiện tại, chủ yếu được mở rộng từ đất đồi chưa sử dụng (8,83 ha), đất lâm nghiệp (2,3ha) và đất nơng nghiệp (2,75ha), những diện tích này được sử dụng để mở rộng đường giao, thuỷ lợi, xây dựng trường học, nhà y tế, nhà văn hoá cộng đồng…

* Phân bổ đất thổ cư

Diện tích đất thổ cư sau phân bổ là 34,62ha chiếm 0,7% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, tăng so với hiện trạng là 5,62ha. Để phân bố loại đất này, chúng tôi dựa vào Luật đất đai sửa đổi và sự gia tăng dân số thực tế tại địa phương. So với hiện nay đến năm 2014 dân số của xã sẽ tăng thêm 402 người, hiện tại tồn xã có 802 hộ với 3.582 khẩu, bình quân 4,5 người/hộ. Đến năm 2014 tồn xã có 892 hộ tăng so với hiện nay là 90 hộ. Với bình quân hiện nay về đất ở của xã Hát Lót là 360m2/hộ. Trong đó định mức đất ở cấp cho các hộ hiện nay ở Tỉnh Sơn La nói chung và ở xã Hát Lót nói riêng là chưa cụ thể. Tuy nhiên, do yêu cầu phấn đấu xây dựng đời sống văn hoá mới, các hộ ở các vùng bản bản diện tích đất ở được cấp là 400m2/hộ, đối với các hộ thuộc khu trung tâm cụm xã được cấp 200m2/hộ. Diện tích đất ở cho khu dân cư chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp (2ha), đất lâm nghiệp (3,48ha) và đất chuyên dùng (0,14ha).

* Phân bổ đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng được quy hoạch là 222,15ha chiếm 4,58% so với tổng diện tích tự nhiên của xã.

Diện tích đất chưa sử dụng này gồm núi đá khơng có cây (148,1ha), đất đồi chưa sử dụng (58,77ha), đất bằng chưa sử dụng (3,28ha) và sông suối (12ha).

Như vậy diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là núi đá khơng có cây (chiếm 66,6%) ít có khả năng KNTS, cịn lại là dất đồi chưa sử dung ở xa khu dân cư, khó khăn trong việc thực hiện trồng rừng và sông suối, một ít đất bằng để dự trữ.

Trên cơ sở quy hoạch phân bố sử dụng các loại, biến động đất đai của xã Hát Lót được tổng hợp ở:

Biểu 3.13 Đất xã Hát Lót trước và sau quy hoạch (2030) TT Loại đất Hiện trạng (ha) Quy hoạch (ha) So sánh hiện trạng và quy hoạch Tăng Giảm I Đất nông nghiệp 367,50 848,37 480,87 1 Đất trồng cây hàng năm 248,80 476,80 228,00 2 Đất vườn tạp 39,70 9,67 30,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 60)