Điều kiện tự nhiên, kinh tế Xã hội và nhân văn của xã Hát Lót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 38 - 45)

a, Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hát Lót là một xã vùng cao thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La cách trung tâm huyện lỵ 10km và cách trung tâm tỉnh lỵ gần 30 km.

- Phía Đơng giáp xã TT Hát Lót. - Phía Tây giáp xã Chiềng Mung. - Phía Nam giáp xã Cị Nịi. - Phía Bắc giáp xã Nà Pó. * Địa hình:

Xã có nhiều đồi núi cao, điạ hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, các con suối. Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, dọc theo các trục đường chính, địa hình có dạng thu lũng, các bưa bãi bằng và cách đồng lúa, màu. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 600m, nơi thấp nhất là bản Rằng có độ cao trung bình so với mặt biển là 250m, nơi cao nhất có đỉnh đạt tới độ cao

trung bình so với mặt nước biển là 850m ở bản Nà Chiếu. Đất đai canh tác thường dốc, độ dốc trung bình khoảng 20 - 300 cá biệt có những nơi độ dốc lên tới 600.

* Khí hậu thuỷ văn:

Hát Lót là xã miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song lại thể hiện rõ ở 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vào mùa đơng có sương mù và sương muối.

Nhiệt độ trung bình năm là 230c cao nhất là 360c, thấp nhất là 60c. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2000mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85%. Số giờ nắng trong năm từ 2.100 đến 3.000 giờ.

Hướng gió chủ đạo là hướng Đơng nam, Đơng bắc và Tây Nam, hàng năm thường hay có gió mùa và rét đậm kéo dài.

Qua các số liệu về khí tượng cho thấy khí hậu ở đây khơng thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cho nhiều loại cây trồng, mùa hanh khô kéo dài rất nguy hiểm cho cơng tác phịng và chữa cháy rừng nói riêng và phịng cháy chữa cháy nói chung.

Mùa mưa kéo dài đã gây nên hiện tượng xói mịn, rửa trơi tầng đất mặt làm cho đất ngày càng bị bạc màu, đặc biệt là những nơi chưa có rừng, đường giao bảng bị sạt lở ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hoá và giao lưu bị tắc nghẽn. Mùa đông xuất hiện sương mù, sương muối gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cây trồng và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, là thời gian thường hay xuất hiện dịch bệnh.

Trên địa bàn xã có một phần hồ sơng Đà, có một hệ thống suối như: Suối Trầm, suối Sổ, suối Láo, suối Sưng… có các mố nước tự chảy cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Ngồi ra, xã cịn có hồ Nà Chiếu

với diện tích 38,2 ha và một số hồ nhỏ dự trữ nước và điều tiết nước cho các cánh đồng.

Tuy có nhiều hệ thống sơng, suối, hồ ao nhưng vì điều kiện xã cịn khó khăn, hệ thống thủy lợi, mương máng chưa đảm bảo nên việc sử dụng, tận dụng nguồn nước tưới tiêu từ hệ thống sơng suối này cịn rất hạn chế. Việc sử dụng sông suối, hồ mới chỉ dừng lại ở mức là sử dụng phương tiện đi lại, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

* Tài nguyên.

+ Nguồn nước: Nguồn nước của xã chủ yếu phụ thuộc vào nước trời và nước suối, các suối đều có nước quanh năm, ngồi ra nhân dân địa phương còn sử dụng nước giếng trong sinh hoạt song thường ở độ sâu từ 10-15m mới có nước.

+ Đất đai: Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thổ nhưỡng, tài liệu phân tích đất, đất đai của xã Hát Lót có 3 loại như sau:

Đất nâu đỏ trên đá vơi, diện tích 145 ha (3%), tập trung ở vùng giáp suối Trầm.

Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi cao có diện tích 1.500 ha (31%), tập trung ở phía Nam của xã có độ cao trên 700m.

Đất vàng nhạt trên đá Sa Thạch có diện tích trên 3.000 ha (64%), chiếm đa số diện tích của xã, phân bố ở độ cao dưới 600m.

Đất phù sa ngịi suối, diện tích nhỏ chỉ vài chục ha hiện nay đang được trồng lúa nước.

Nhìn chung đất đai của xã Hát Lót thích hợp với nhiều loại cây trồng như Lạc, Mía, dong riềng, chè tuyết và các loại cây ăn quả. Trong số diện tích 4.842,0 ha, xã Hát Lót hiện cịn 2205,5 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là tiềm năng đất đai rất lớn của xã, cần đặc biệt quan tâm khai thác trong tương lai.

+ Rừng: Xã Hát Lót có 1254,9 ha rừng tự nhiên và 608,9 ha rừng trồng. Rừng tự nhiên có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, các cây rừng như Dổi, Sến, Táu, Trai, Bồ Đề, Tre nứa… rừng trồng gồm: Bồ đề, Keo, Luồng, tre bát độ….

+ Khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu là đá và vật liệu xây dựng, ngoài ra cịn có chì và vàng nhưng trữ lượng thấp.

b, Đặc điểm kinh tế xã hội và nhân văn

Hát Lót là một xã miền núi khá điển hình của hyện Mai Sơn. Tồn xã có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống và làm ăn là Thái, Mường, Mông và Kinh. Mỗi dân tộc đều có những tập quán lễ hội riêng. Tồn xã có 9 bản với 802 hộ 3.582 khẩu, trong đó có 1.754 người ở tuổi lao động. Có 710 hộ sản xuất nơng lâm nghiệp cịn lại 92 hộ là tiểu thủ cơng nghiệp dịch vụ và ngành nghề khác, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%. Trong 4 thành phần dân tộc thì:

Dân tộc Mường có 1541 khẩu chiếm 43% Dân tộc Thái có 1015 khẩu, chiếm 28,3% Dân tộc Mơng có 605 khẩu, chiếm 16,9% Dân tộc Kinh có 421 khẩu, chiếm 11,8%

Xã Hát Lót được chia thành 13 và tiểu khu. Các khu dân cư của xã phân bố không đều và không tập trung, ngoại trừ 3 bản Sèo, Nà Chiếu và Sơn Phú được tập trung ở khu trung tâm xã các bản còn lại được phân bố trải đều khắp xã dọc theo các đường liên bản, bám sát các khu đất bằng phẳng, các bưa bãi có thể sản xuất nơng nghiệp và hình thành các khu dân cư. Hiện tại xã có 4 bản nằm xa trung tâm nhất đó là bản Sưng, Bai, Rằng, Lanh. Các bản này cách xa trung tâm tối thiểu là 5km (bản Rằng) tối đa là 13km (bản Sưng). Mặt khác các bản này nằm độc lập, khơng có đường ơ tơ lưu bảng với nhau nên cũng khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

Hoạt động sản xuát chính trong xã là trồng trọt và chăn ni, sản phẩm thu nhập chủ yếu là từ cây lúa, hoa màu, chăn nuôi, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, một số ít hộ có thu nhập từ dịch vụ ngành nghề, buôn bán nhỏ.

Chăn ni gia súc trên tồn xã gồm có:

- Trâu bị: 905 con, bình qn 1,1 con/1 hộ, cá biệt có hộ có từ 4 - 6 con trâu bị.

- Lợn dê: 3.920 con, bình quân 4,8 con /hộ, có hộ ni tới 20 con. - Gia cầm các loại: 20.900 con, bình qn 26 con /hộ.

Ngồi việc chăn ni gia súc như trâu, bị để lấy sức kéo, cày bừa và lấy phân, việc chăn nuôi gia cầm chủ yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt. Nuôi cá để phục vụ sinh hoạt cũng là một đối tượng đang được phát triển. Tuy nhiên việc nuôi thả cá ở xã chưa tập trung và chưa đầu tư đúng mức nên kết quả còn hạn chế. Tổng khối lượng cá năm 2003 toàn xã ước khoảng 60 tấn 56.

* Thực trạng phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng năm 2003 là 9%. Tổng giá trị sản phẩm GDP toàn xã đạt xấp xỉ 8.500 triệu, GDP bình quân đầu người đạt 2,5 triệu đồng/năm. Nền kinh tế xã Hát Lót mang tính chất thuần nơng với cơ cấu nông lâm nghiệp lên tới gần 90% GDP ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm khoảng hơn 10%.

Tổng sản lượng quy thóc đạt 1000 tấn, bình qn lương thực đạt 280 kg/người/năm.

* Dân số, lao động việc làm:

Hát Lót là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn, với tổng diện tích là 4.842,0 ha, dân số 3.582 người, với mật độ 73 người/km2 đất nơng nghiệp bình qn 1000 m2/khẩu, đất tự nhiên 1,35 ha/khẩu. Trong tổng số 3.582 người có 1.764 nam chiếm 49,2%, nữ 1.818 người, chiếm 50,8%, có 1.754 người trong độ tuổi lao động chiếm gần 49%.

+ Hệ thống giao bảng: Hệ thống giao bảng của xã rất hạn chế, có bản cịn chưa có đường ơ tơ đi tới được như bản Sưng. Một số bản khác như Bai, Rằng, Lanh, tuy có đường ơ tơ song việc đi lại cịn khó khăn bởi chất lượng các đường kém. Các đường hiện có của xã:

- Đường tỉnh lộ 6 chạy qua xã, đi qua địa bàn tiểu khuNà Sản, tiểu khu Tiền Phong 1 và tiểu khu Tiền phong 2

- Đường liên bản dài 20km, rộng 2,5m đường bê tơng.

Ngồi hệ thống đường chính trên các bản, cịn hệ thống đường dân sinh, đường lâm nghiệp, đường mòn phục vụ cho việc đi lại của nhân dân.

+ Thuỷ lợi: Tồn xã chỉ có một số bản có đất trồng lúa đó là các bản Lanh, Sưng, Tằm, Rằng. Vì vậy hệ thống kênh mương của xã khơng nhiều, các cơng trình thuỷ lợi, trong xã bao gồm:

- Hồ Tiền Phong: với tổng diện tích 38,2 ha, cung cấp nước sản xuất cho ruộng lúa các bản và tiểu khu quanh khu vực hồ.

+ Điện sinh hoạt: Hiện tại tồn xã có 3 trạm biến thế cung cấp điện sinh hoạt cho 622 hộ, 77,5% số hộ trong tồn xã được dùng điện. Cịn 3 bản Nà Cang, Nà Khi, và Co Yên, đang được tiếp tục đưa điện về.

+ Bưu chính viễn bảng: Xã Hát Lót có một điểm bưu điện văn hố xã với diện tích 300m2, đặt tại trung tâm xã thuộc tiểu khu Nà Sản để cho nhân dân trong xã thuận tiện trong việc liên lạc đồng thời cũng là nơi cung cấp phục vụ nhu cầu văn hoá phẩm cho nhân dân, UBND xã đã có 2 máy điện thoại. Trong nhân dân đã có gần 40 máy, đảm bảo 1máy/100 dân.

+ Xây dựng cơ bản:

- Công tác xây dựng cơ bản của xã Hát Lót tương đối tốt, các cơ sở hạ tầng như: Trụ sở UBND xã, trạm y tế xã, các trường tiểu học cấp I và cấp II, chợ đều được xây dựng kiên cố và khang trang.

Là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên cơ sở vật chất trong những năm qua đã được Nhà nước đầu tư tương đối đầy đủ, từ hệ thống nhà cửa máy móc thiết bị, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Trong tồn xã có 1 Trường THCS, 9 trường tiểu học cơ sở và 13 lớp mẫu giáo. Có 75 giáo viên và hơn 820 học sinh.

Có 1 trạm y tế xã được xây dựng kiên cố với 2 y sĩ và 3 y tá chuyên khám chữa bệnh cho bà con trong khu vực. Tại các bản đều có trạm y tế bản nhưng các trạm y tế này hoạt động ít hiệu quả. Một phần vì điều kiện vật chất, cơ sở nghèo nàn, một phần do trình độ của các cán bộ tại trạm này cịn nhiều hạn chế.

Tóm lại, qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn của xã Hát Lót cho thấy. Hát Lót là một xã nghèo, kinh tế phát triển chủ yếu từ nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm qua nhờ chương trình 135 nên về cơ sở hạ tầng phần nào đã được cải thiện tuy vẫn còn một số tồn tại nhất định.

- Việc phân bố dân cư không đồng đều dẫn đến việc một phần diện tích đất nơng nghiệp sẽ bị chuyển sang đất nhà ở thuộc các bản đơng dân và tình trạng dư thừa đất ở những bản thưa dân.

- Việc độc canh vài loài cây lương thực đã dẫn đến đất đai bị thoái hoá năng suất và chất lượng cây trồng giảm.

- Hệ thống giao bảng, thuỷ lợi, điện chưa tới hết các bản bản đã gây cản trở đến tốc độ phát triển của các bản này.

- Là vùng sản xuất hoa màu, hoa quả lớn nhất huyện Mai Sơn song do chưa có một nhà máy chế biến nông sản hoa quả để tiêu thụ hàng hoá cho nhân dân nên gây trơ ngại lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người dân.

- Với thực trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng hiện nay ở xã Hát Lót, việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cùng với nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đó, việc phải lấy đất nông nghiệp, lâm nghiệp là một việc khó tránh

khỏi.Việc chuyển đổi các diện tích đất này phải tuân thủ theo quy hoạch và trên nguyên tắc hạn chế tới mức thấp nhất vào diện tích đất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hát lót, huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020, định hướng tới năm 2030​ (Trang 38 - 45)