Nhận xét chung Điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 40 - 42)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.1.3 Nhận xét chung Điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội.

Phù Yên là một huyện miền núi có vị trí năm trên quốc lộ 37 và 42, đặc biệt có lòng hồ sông Đà nối liền các tỉnh và các huyện lân cận, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lưu thông hàng hóa, du lịch và chăn nuôi thủy sản.

- Với tiềm năng thế mạnh về khí hậu và đất đai, Phù Yên có thể đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng… Đặc biệt là phát triển vùng trồng rừng sản xuất NLG.

- Công tác giao đất khoán rừng, cơ bản đã thực hiện xong, phần đa đất đã có chủ quản lý sử dụng. Là huyện miền núi, nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn lòng hồ Sông Đà, nên có nhiều dự án do nhà nước đầu tư, đây thực sự là cơ hội để Phù Yên tận dụng nguồn vốn, khoa học kỹ thuật … để phát triển kinh tế – xã hội

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù trên 80% lao động ở nông thôn cần việc làm ổn định hàng năm, đây là nguồn lực lớn có thể tham gia phát triển các ngành.

- Hệ thống chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, với nhiều chính sác ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các chính sách của tỉnh, huyện cũng đã đi vào cuộc sống, có tác động tích cực đến SXKD và đời sống xã hội.

- Những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội trong thời gian vừa qua là cơ sở nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội hội những năm tiếp theo.

- Công tác chỉ đạo, điều hành sát xao của Đảng ủy, chính quyền UBND, các hoạt động của HĐND đã tập chung giải quyết những khó khăn, bức xúc của xã hội, là cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện .

- Nền kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự tiến bộ, tuy nhiên vẫn trong tình trạng còn yếu kém, kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sản xuất hàng hóa chậm phát triển, sản phẩm chưa có giá trị cao, chưa thực sự hình thành những trung tâm sản xuất hàng hóa lớn. Đây là những cản trở lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn miền núi tại huyện Phù Yên.

- Năng lực sản xuất, trang thiết bị kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống giao thông, liên thôn, liên xã chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, công trình mau xuống cấp, hệ thống các công trình thủy lợi thiếu và chưa được kiên cố hóa nên hiệu quả sử dụng thấp.

- Các lĩnh vực văn hóa giáo dục, y tế về con người và cơ sở vật chất còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, chất lượng không đồng đều, lại phân tán do địa bàn rộng, đi lại khó khăn hiểm trở. Tệ nạn xã hội còn diễn biến rất phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 40 - 42)