Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 47 - 50)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.2.2 Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm hệ thống.

Lý thuyết hệ thống được L. Von bertallanfy khởi xướng vào năm 1923 đã giúp cho việc hiểu biết và giải thích các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ qua lại, có thể coi là cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp.

Hệ thống được định nghĩa như là một Tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại . Như vậy hệ thống có thể được xác định như là một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính, được liên kết bằng nhiều mối tương tác[52]. Một cách khác, hệ thống được hiểu như là 

một cơ cấu hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận chức năng tạo nên một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và hoạt động theo những qui luật thống nhất, tạo nên một chất lượng mới không giống tính chất của từng yếu tố hợp thành, và cũng không phải con số cộng của những bộ phận đó [41].

Từ những quan niệm đó có thể thấy rõ hai đặc trưng cơ bản của hệ thống là: - Gồm nhiều thành phần hợp thành, có mối quan hệ tương tác hữu cơ và rất phức tạp.

- Cấu thành một chỉnh thể có tính độc lập ở mức độ nhất định và có thể phân biệt với môi trường hoặc hệ thống khác.

Tất cả những thành phần ở bên ngoài hệ thống được coi là môi trường của hệ thống và giữa chúng có mối quan hệ tương tác.

Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố. Do đó tiếp cận hệ thống là con đường nghiên cứu và xử lý đối với các phức hệ có tổ chức theo quan điểm sau đây:

- Không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà trong mối quan hệ với các phần tử khác cần chú ý tới thuộc tính mới xuất hiện.

- Nghiên cứu hệ thống trong mối tương tác với môi trường của nó. - Xác định rõ cấu trúc (thứ bậc) của hệ thống đang nghiên cứu.

- Các hệ thống thường là hệ thống hữu ích, hoạt động của nó có thể điều khiển được để đạt tới mục tiêu đã định, do đó cần kết hợp nhiều mục tiêu.

- Kết hợp cấu trúc và hành vi của hệ thống, vì hành vi phụ thuộc một cách tái định hoặc ngẫu nhiên vào cấu trúc.

- Nghiên cứu hệ thống trên nhiều góc độ do tính đa cấu trúc phức tạp của hệ thống.

Quan điểm hệ thống được nhiều nhà khoa học tiếp cận trong nghiên cứu tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Trong nghiên cứu về lĩnh vực nông lâm nghiệp, đề xuất khái niệm hệ thống nông trại, hay hệ thống canh tác, trên cơ sở coi đầu vào và đầu ra của nông trại là một tổng thể nghiên cứu độ màu mỡ của đất. Grigg (1977) đã sử dụng khái niệm hệ thống nông nghiệp để phân kiểu nông nghiệp và nghiên cứu sự tiến hoá của chúng.

* Sử dụng đất như một hệ thống.

Việc sử dụng đất đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, dựa trên quan điểm hệ thống, vì thực tế của việc sử dụng đất là việc điều khiển hệ thống trong sự vận động của nó.

Trong sản xuất nông – lâm nghiệp, đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng, tạo nên năng suất và hiệu quả, đồng thời cũng là một nhân tố trong hệ sinh thái nông nghiệp. Bởi việc sử dụng đất cũng chính là sử dụng một hệ thống.

Theo FAO (1993) đưa ra khái niệm hệ thống sử dụng đất như sau:

- Loại hình sử dụng bao gồm một nhóm các hệ thống sử dụng đất như nông nghiệp nhờ nước trời, cây hàng năm, cây lâu năm, nông nghiệp được tưới, lâm nghiệp… Mỗi hệ thống bao gồm các kiểu sử dụng đất.

- Kiểu sử dụng đất là một dạng trong các loại hình sử dụng đất chính, nhưng ở mức độ chi tiết hơn, ứng với một hoặc tổ hợp cây trồng và một phương thức kỹ thuật, kinh tế xã hội nhất định.

- Hệ thống sử dụng đất là một kiểu sử dụng đất xác định đối với đơn vị đất đai bao gồm cả các yếu tố đầu vào và đầu ra.

Khái niệm hê thống sử dụng đất của FAO đã chỉ ra những đặc trưng của các hệ thống sử dụng đất cụ thể:

+ Dựa vào đặc tính của đất đai từ đó đề xuất hệ thống canh tác hợp lý, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của nó để phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, hệ thống sử dụng đất được coi là hợp phần cơ bản của hệ thống canh tác, tất cả các tác động đều coi đất là trung tâm.

+ Hệ thống sử dụng đất thường có tính tổng hợp cao.

+ Hệ thống sử dụng đất mang tính chất đa nghành nhằm phát huy tối đa sức sản xuất của đất tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa.

+ Hệ thống sử dụng đất luôn là hệ thống cân bằng động.

+ Hệ thống sử dụng đất luôn mang tính hệ thống ( vai trò của tri thức địa phương trong tư duy hệ thống)

Hệ thống cây trồng là một thành phần quan trọng trong một loại hình sử dụng đất. Một cách tổng quát, hệ thống canh tác được hiểu là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều hệ thống con đường trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế… Được bố trí một cách hệ thống và ổn định với mục đích của nông trại hay tiểu vùng nông nghiệp {52}.

Hệ thống cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất. Phương hướng sản xuất quyết định hệ thống cây trồng. Ngược lại cơ cấu cây trồng lại là cơ sở để xác định phương hướng sản xuất trong QHSDĐ và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Lựa chọn cải tiến chất lượng và cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai vẫn là một trong những hoạt động chính và kỳ vọng của con người trong suốt quá trình phát triển nông – lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 47 - 50)