Tác động của hiến pháp, luật đất đai đến QHSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 53 - 55)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.2.4.1 Tác động của hiến pháp, luật đất đai đến QHSDĐ.

Thời Tiền Lê (1042) là triều đại phong kiến đầu tiên định hình về quản lý đất đai nhà nước. Đó là quy định buộc phải đăng ký đất đai tại cấp xã 4 năm 1 lần. Đến năm 1092 chính sách tịnh điền đầu tiên được nhà lý ban hành, chú ý đến việc đăng ký đất công để làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước như: Lao động nghĩa vụ, xây dựng quân đội, thu thuế…. Trải qua các triều đại phong kiến, các chính sách về quản lý đất đai dần được hoàn thiện và phù hợp với lịch sử nhằm mục đích cho lợi ích nhà nước phong kiến. Thông qua các chính sách hạn điền, quan điền, quân điền và quản lý hành chính đất đai của làng xã, xác lập địa giới ruộng đồng từng thửa với chủ sở hữu và chính sách thuế với từng loại đất.

Trong thời kỳ pháp thuộc, thực dân pháp thực hiện quyền quản lý và sở hữu đất đai thông qua chính sách thu thếu quá cao. Nông dân buộc phải bán đất của mình, đi làm thuê cho các chủ đồn điền tư bản. Thời kỳ này người Pháp đưa ra áp dụng hệ thống đăng ký đo đạc và lập bản đồ của họ vào Việt Nam, đưa ra một cơ chế cho việc đăng ký chuyển dịch đất đai như là chuyển nhượng quyền sở hữu, thế chấp.

Sau hòa bình lập lại (1954) hiến pháp đầu tiên ở miền bắc được thông qua vào năm 1959. Trong đó quy định rõ 3 hình thức chủ sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân.

Khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), hiến pháp lần 2 được ban hành năm 1980, lấy việc xây dựng nền kinh tế quốc dân, dựa trên cơ sở hai thành phần kinh tế là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về đất đai làm nhiệm vụ trung tâm.

Năm 1986 đất nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế thông qua chính sách đổi mới. Chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Các chính sách về cơ chế khoán quản trong nông

nghiệp đến từng hộ gia đình thay thế cho việc quản lý trực tiếp của Trung ương.Việc mua bán các sản phẩm được tư do lưu thông trên thị trường. Các chính sách này đã khuyến khích và thu hút đông đảo người dân đầu tư tiền vốn, lao động vào các hoạt động sản xuất hàng hóa.

Nghị quyết 10 Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông thôn đã xóa bỏ bao cấp trong nông nghiệp, trong đó hộ gia đình kinh tế nông thôn được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài.

Dựa trên hiến pháp năm 1980, luật đất đai đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được thông qua tháng 12/1987 và chính thức ban hành tháng 1/1988. Cùng với việc ban hành luật đất đai, Bộ chính trị cũng đã ban hành nghị quyết 10 – NQ/TW vào tháng 4 năm 1998 về việc đổi mới nền kinh tế nông nghiệp, nhằm xóa bỏ bao cấp từ Trung ương. Luật đất đai năm 1988 và nghị quyết 10 đã đặt nền móng cho quá trình quản lý đất đai ngày nay và cùng với hàng loạt chính sách đổi mới khác đã tạo nên động lực mới trong việc sử dung có hiệu quả tài nguyên đất.

Xã hội ngày càng phát triển và phát sinh nhiều vấn đề mới, dẫn tới luật đất đai năm 1988 đã bộc lộ một số điều bất hợp lý. Chính vì vậy sau khi hiến pháp IV được thông qua năm 1992 thì luật đất đai sửa đổi cũng được thông qua vào tháng 7 /1993. So với luật đất đai năm 1988, luật đất đai năm 1993 và sau đó luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai năm 1998 và 2001 đã có một số thay đổi lớn, cụ thể:

- Phân chia thành đất đô thị và khu dân cư nông thôn.

- Nhà nước bảo đảm cho người dân sử dụng đất có 5 quyền hợp pháp trên mảnh đất được giao: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp.

- Người sử dụng đất được hưởng thêm một số quyên lợi: Được nhận sự hướng dẫn và trợ giúp của nhà nước, được hưởng những quyền lợi từ các dự án

được công bố về bảo vệ đất, thành quả lao động, đầu tư và được nhận sự bảo vệ của pháp luật.

- Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và quản lý đất đai, có trách nhiệm thi hành trách nhiệm địa chính và thi hành các nghĩa vụ theo các quy định của pháp lý.

- Nhà nước quy định thời hạn và giới hạn diện tích giao.

- Đất đai được quy định thành tiền phục vụ mục đích tính thuế và xác định giá trị của tài sản.

Để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, trong đó vấn đề đất đai được xem là có tính nhạy cảm và có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế, giữ vững a ninh chính trị và trật tự xã hội. Do vậy luật đất đai mới năm 2003 đã được ban hành, trên cơ sở sửa đổi bổ xung một số nội dung của luật đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi, bổ xung 1998, năm 2001.

Thông qua việc ban hành luật đất đai và các nghị đinh 64/CP về giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 53 - 55)