Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách liên quan về quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 57 - 58)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.2.4.3 Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách liên quan về quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.

quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Ngày nay các quốc gia đều ý thức được giá trị của tài nguyên rừng, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, chúng có khả năng tái tạo và có giá trị to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tài nguyên rừng thường gắn liền với đời sống của người dân, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí, kinh tế còn kém phát triển. Để ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về rừng, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật pháp và các chính sách có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội thông qua ngày 12/8/1991.

- Luật bảo vệ môi trường được thông qua tại kỳ họp thứ IV Quốc Hội khóa X ngày 30/12/1993, nêu rõ tầm quan trọng đặc biệt của môi trường sinh thái đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế – văn hóa xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.

- Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 của Chính phủ về một số chủ chương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước ao hồ.

- Quyết định 202- TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng.

- Quyết định 556 – TTg ngày 12/9/1993 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh bổ xung quyết định 327 – CT.

- Quyết định 286 – TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, nhằm quản lý toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các diện tích rừng tự nhiên thuộc khu rừng đặc dụng, phòng hộ ở nơi rất xung yếu, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình, diện tích rừng đã trồng theo chương trình 327 –CT.

- Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 26/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Khó khăn lớn nhất của người dân trong những năm gần đây là nhu cầu về vốn, kỹ thuật, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy mà những chủ chương chính sách trên là động lực thúc đẩy khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhân dân … tích cực tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, góp phần tích cực trong việc xã hội hóa nghề rừng, tiến tới người dân sống được bằng thu nhập từ sản xuất nghề rừng. Tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cộng đồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Đây thực sự là những cơ sở quan trọng, nhằm xúc tiến quá trình quản lý QHSDĐ được tiến hành thuận lợi. Đảm bảo được tính bền vững, tức là đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện tại, ngược lại không làm tổn hại đến nguồn lợi của thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 57 - 58)