Một số chính sách về phát triển kinh tế miền núi hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 58 - 59)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.2.4.4 Một số chính sách về phát triển kinh tế miền núi hiện hành.

Với 20 năm đổi mới, nước ta đã dành được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội.Tuy nhiên bênh cạnh những thành công vẫn còn rất nhiều những khó khăn thử thách. Trong đó sự chệnh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi

sâu xa, nơi đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất quan tâm bằng cách ban hành một số chính sách về kinh tế. Những chính sách này một mặt nâng nền nông lâm nghiệp nước ta tiến lên một bước cao hơn, mặt khác thúc đẩy nền kinh tế miền núi tiến kịp tốc độ phát kinh tế miền xuôi. Cụ thể một số chính sách được ban hành là:

- Quyết định 72 - HĐBT ngày 13/3/1993 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về chủ chương chính sách cụ thể để phát triển kinh tế hộ miền núi.

- Chỉ thị 525-TTg ngày 2/11/1993 của Thủ tướng chính phủ quy định về chủ chương biện pháp phát triển kinh tế xã hội miền núi.

- Nghị quyết 22/NQ – TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế miền núi, nghị quyết này đã làm thay đổi bước đầu về cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, y tế …Làm nền tảng cho công tác QHSDĐ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế miền núi.

- Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông khuyến lâm.

- Quyết định 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của ủy ban Dân tộc miền núi về việc công nhận ba khu vực miền núi vùng cao.

Quyết định 135 –TTg năm 1998 về dự án hỗ trợ 1.700 xã đặc biệt khó khẳn trong toàn quốc (nay bổ xung tăng thêm 2.400 xã)

- Quyết định 589/QĐ-UB ngày 8/4/1999 của ủy ban Dân tộc miền núi về việc trợ giá một số mặt hàng chính phục vụ nhân dân miên núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 58 - 59)