Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm bền vững phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 52)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hóa khác.

3.2.3 Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm bền vững phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.

huy hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.

Theo định nghĩa của FAO: QHSDĐ đai là đánh giá một cách có hệ thống tiềm năng đất và nước, những kiểu mẫu sử dụng đất, những khả năng sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội khác, nhằm chọn ra và chấp nhận các phương án sử dụng đất đai có lợi nhất cho người sử dụng mà không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên hoặc môi trường, đồng thời chọn các giải pháp tốt nhất để khuyến khích việc sử dụng đất.

QHSDĐ nhằm mục đích lựa chọn và áp dụng vào thực tế, các loại hình sử dụng đất nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người mà vẫn bảo đảm tài nguyên cho tương lai.

Trong những năm gần đây khi đã triển khai chính sách giao đất giao rừng cùng với việc QHSDĐ, nhiều nơi đã sử dụng phương pháp mới như: Nông lâm kết hợp, VAC, RVAC, SALT. Trên cơ sở chính sách giao đất giao rừng để phát triển kinh tế hộ gia đình hoặc kinh tế hộ ở các vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi. Kết quả ban đầu đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc áp dụng các hệ thống kỹ thuật sử dụng đất trong tương lai. Những hệ thống này đã góp phần đảm bảo tính bền vững và có hiệu quả thiết thực đối với người dân miền núi. Việc phát triển phải bảo đảm lợi ích lâu dài cho người dân, tài nguyên và môi trường cần phải được giữ gìn cho các thế hệ mai sau, thể hiện trên các mặt

- Thích hợp về mặt môi trường. - Có lợi về mặt xã hội.

- Có thể đạt được về mặt kinh tế.

Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là quá trình tổ chức SXKD lợi dụng rừng một cách tổng hợp, nhằm khai thác triệt để tiềm năng tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật một cách tối đa hợp lý, đồng thời duy trì tiềm năng của các nguồn tài nguyên đó một cách ổn định, lâu dài và

KT XH

phát huy những lợi ích trước mắt, làm cơ sở vững chắc tạo ra những lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là quá trình hoạt động phức tạp trong SXKD lâm nghiệp có liên quan đến chính sách và đất đai, tài nguyên rừng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và môi trường. Quản lý rừng bền vững chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi chúng ta kết hợp hài hoà giữa các yếu tố về chính sách, kinh tế, xã hội và môi trường, nghĩa là đạt được những mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trước mắt, đồng thời cũng đảm bảo phát triển bền vững cho tương lai.

Quản lý rừng bền vững là một vấn đề phức tạp, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau và chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều yếu tố. Vì vậy, những giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững phải được xây dựng dựa trên các quan điểm tổng hợp, toàn diện và hệ thống.

- Một là, quản lý sử dụng tài nguyên rừng phải dựa trên quan điểm tổng hợp, kết hợp giữa cung cấp lâm sản gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ với các mục đích khác về xã hội và môi trường. Các mô hình sử dụng đất đều phải kết hợp hài hoà giữa lâm nghiệp với các ngành kinh tế khác theo phương thức tổng hợp bền vững như nông lâm kết hợp, lâm nông công nghiệp, nông lâm thuỷ sản...

- Hai là, kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.

- Ba là, đáp ứng được nhu cầu trước mắt song đồng thời phải duy trì được giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, đảm bảo lợi ích lâu dài, không gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái.

- Bốn là, kết hợp hài hoà giữa các ưu tiên quốc gia và toàn xã hội với nhu cầu, nguyện vọng của người dân với cộng đồng.

Trên đây là toàn bộ quan điểm phát triển bền vững và hệ thống sử dụng đất bền vững. Những biện pháp kỹ thuật sử dụng đất và những chỉ tiêu đánh

giá tính bền vững trong các hệ thống sử dụng đất là cơ sở quan trọng để lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như các biện pháp kinh tế, kỹ thuật áp dụng cụ thể: Phù hợp với điều kịên của mỗi vùng, mỗi địa phương trong QHSDĐ và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trên cơ sở xây dựng hệ thống sử dụng đất bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy huyện phù yên tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 52)