KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 97 - 100)

5.1 Kết luận

(1) Đặc điểm cấu trúc của thảm thực vật tự nhiên rú cát

-Xét theo chỉ số về tầm quan trọng số lượng loài cây tham gia vào thảm thực vật rú cát nhìn chung là đơn giản có từ 3 đến 9 loài và số loài tham gia vào công thức tổ thành từ 1 đến 5 loài. Do đó chỉ số IV% của các loài trong công thức tổ thành tương đối cao, điều này chúng tỏ thảm thực vật rú cát đã có các loài cây chính và tiên phong trong việc định hình cấu trúc loài.

- Về cấu trúc tổ thành theo số cây tại thôn Tứ Chính số lượng loài biến động từ 3 đến 5 loài và có 1 đến 3 loài tham gia vào công thức tổ thành, còn tại thôn Đông Trường số loài giao động là 4 đến 9 loài và có từ 1 đến 4 loài tham gia vào công thức tổ thành, chỉ số tổ thành loài là khá cao, điều này chúng tỏ thảm thực vật rú cát đã có số loài cây chiếm ưu thế.

- Về mật độ tầng cây cao biến động từ 650 cây/ha đến 980 cây/ha; đường kính bình quân biến động từ là 9,4 cm đến 15,1 cm; chiều cao vút ngọn trung bình trên 6,6 m và tổng tiết diện ngang bình quân vào khoảng xấp xỉ 10 m2/ha. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy rú cát có các đặc trưng của trạng thái rừng IIA và IIB.

- Về chất lượng cây: số cây có chất lượng tốt biến động từ 15,71% đến 47,06%, số cây có chất lượng trung bình biến động từ 34,69% đến 50,77%, số cấy có chất lượng xấu biến động từ 12,16% đến 34,78%.

- Về phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và chiều cao (N/Hvn) tại thảm thực vật rú cát tuân theo quy luật một đỉnh lệch trái, chỉ có 1 OTC phân bố giảm và 1 OTC phân bố đều. Quy luật phân bố về đường kính và chiều cao theo số cây tuân theo hàm Weibull.

(2) Đặc điểm tái sinh tự nhiên

- Về tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu có số lượng loài cây biến động từ 5 đến 7 loài. Các loài có hệ số tổ thành lớn như Dẻ không ăn hạt, Trâm bầu,

Trường gổ, Sim rú, Mà ca, Xăng mã... có sự khác biệt tương đối lớn so với tổ thành tâng cây cao.

- Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt biến động từ 25,00% đến 46,15%, chất lượng trung bình từ 24,00% đến 45,71%, chất lượng xấu từ 11,14% đến 36,00%. Nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là từ hạt, với tỷ lệ giao động từ 79,17% đến 100,00%.

- Phần lớn cây tái sinh tập trung ở cấp chiều cao từ dưới 0,5 đến 1 m. Quy luật phân bố cây tái sinh chủ yếu là phân bố đều và cụm, chỉ có 1 OTC là phân bố ngẫu nhiên. Nhìn chung mật độ cây tái sinh là khá cao từ 2.875 - 5.125 cây/ha, tuy nhiên mật độ cây tái sinh có triển vọng là tương đối thấp từ 500 đến 1.375 cây/ha.

(3) Một số nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm tái sinh tự nhiên

- Tầng cây cao ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên thể hiện qua yếu tố là nguồn cung cấp hạt giống và độ tàn che.

- Tầng cây bụi, thảm tươi ảnh hưởng đến tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là tương đối lớn, với xu hướng giảm dần của độ che phủ và chiều cao bình quân của và cây bui thảm tươi, mật độ cây tái sinh có triển vọng cũng tăng lên.

- Con người cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt do thu lượm hạt trong rú cát để ăn và bán, ví dụ như trường hợp Dẻ ăn hạt và Trâm.

(4) Đặc điểm cây bụi, thảm tươi, thảm mục rừng

- Cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng đến tỷ lệ cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng. Cùng với xu hướng giảm dần của độ che phủ và chiều cao bình quân của cây bụi thảm tươi thì mật độ cây tái sinh triển vọng theo đó cũng tăng lên.

- Thảm mục rừng cung cấp lượng chất hữu cơ cho rừng hàng năm từ 5.560 kg đến 7.400 kg/ha.

(5) Tính đa dạng thực vật của thảm thực vật rú cát

Lần đầu tiên đề tài xây dựng danh lục rú cát.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, điều tra bước đầu đề tài đã thống kê được tại rú cát có 40 họ, 67 chi và 80 loài, các taxon chủ yếu tập trung ở lớp Ngọc Lan

(Magnoliopsida), Họ có nhiều chi và loài nhất là họ Sim (Myrtaceae) với 6 chi (8,9%) và 10 loài (chiếm 12,5%).

Có khoảng 15 loài thân gỗ bản địa (loài cây gổ và bụi) là nguồn vật liệu quí cho việc phục hồi và phát triển rú cát.

Trong thảm thực vật rú cát có nhiều nguồn gen có giá trị cần được quan tâm bảo tồn. Đó là những nguồn gen về các loài cho gỗ quý và dược liệu.

(6) Xá c đi ̣nh các giá tri ̣ bảo tồn cao

Lần đầu tiên đề tài ứng dụng bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao. Dựa theo các tiêu chí của Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam của WWF. Theo bộ công cụ này rú cát có một số thuộc tính được xem là rừng có giá trị bảo tồn cao.

- Rú cát được xem là có tầm quan trọng về đa dạng sinh học (thuộc giá trị HCV 1).

- Rú cát được xem là có hệ sinh thái hiếm trên vùng đất cát ven biển (thuộc giá trị HCV 3).

- Rú cát cung cấp được các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình huống quan trọng (thuộc giá trị HCV 4).

(7) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo tồn rú cát

Dựa trên các kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển rú cát theo hướng quản lý rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng.

5.2. Tồn tại

- Các thông tin trước đây nghiên cứu về thảm thực vật rú cát tại xã Vĩnh Tú là chưa có, vì vậy thiếu các dự liệu về lịch sử hình thành và phát triển của rú cát.

- Những thông tin và tài liệu tham khảo về thảm thực vật (rừng tự nhiên) vùng cát ven biển trên thế giới và tại Việt Nam còn hạn chế.

- Đề tài chưa nghiên cứu được một số tính chất lý hóa của đất tại các khu vực khác nhau.

- Chưa thu thập được nhiều thông tin để bổ sung thêm độ tin cậy khi xác định rừng có giá trị bảo tồn cao theo Bộ công cụ mà WWF đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)