3.3.3.1. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Huyện Vĩnh Linh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua.
Mạng lưới giao thông đi lại trên địa bàn huyện trong những năm qua, đã được chú trọng đầu tư đầu tư phát triển, ưu tiên vùng đồi núi phía Tây của huyện tạo điều kiện thuận lợi lưu thông giữa miền xuôi và miền ngược, giao lưu Văn hóa, phát triển Kinh tế. Các xã trên địa bàn huyện đều có đường ô tô về tận trung tâm xã.
Mặc dù, giao thông đã trên địa bàn huyện đã được chú trọng đầu tư đầu tư, nhưng mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế: Mật độ đường ở vùng Trung du - miền núi còn quá thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô (ảnh hưởng của yếu tố thời tiết), số lượng đường giao thông nông thôn được đầu tư bê tông hóa chưa đáp ứng đủ nhu cầu chung. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng gò đồi nói riêng và của huyện nói chung.
- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc :
Điện lưới: Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có điện lưới và phần lớn người dân đã được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh tế, chỉ có một số ít bản làng người dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều thuộc xã Vĩnh Ô chưa tiếp cận và sử dụng được điện lưới do đường điện chưa đến được.
Nước: Phần lớn người dân nông thôn đồng bằng và gò đồi đều sử dụng nước ngầm (nước giếng, giếng khoan), một phần nhỏ người dân tộc thiểu số Bru - Vân kiều chủ yếu vẩn sử nước khe, suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì nguồn nước trên địa bàn huyện có chất lượng tương đối tốt.
Trên địa bàn huyện ngoài Bưu điện huyện và Trung tâm Viễn thông huyện tại Thị trấn Hồ Xá còn có 3 Chi nhánh Bưu điện tại thị trấn Bến quan, thị trấn Cửa Tùng và Rú Linh; Hầu hết các xã đều có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin liên lạc, hiện trên toàn huyện đã phủ sóng di động và đang phát triển mạnh mẻ công nghệ 3G…
3.3.3.2. Văn hóa - xã hội:
- Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 03 Trường THPT thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Trị; 24 Trường Mầm non, 28 Trường Tiểu học và 16 Trường THCS với hơn 17.000 học sinh thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Linh quản lý; ngoài ra huyện còn có 01 Trường Dân tộc nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức góp phần công cuộc xóa nạn mù chữ trên địa bàn.
- Cơ sở y tế: Huyện có 01 Bệnh viên Đa khoa tại thị trấn Hồ Xá, 01 Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tại thị trấn Cửa Tùng và mạng lưới Trạm y tế trên toàn huyện, hầu hết các xã đều có cán bộ y tế được đào tạo có tay nghề cao góp phần chăm sóc sức khỏe và phòng trừ dịch bệnh các vùng dân cư trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa bệnh trên địa bàn vẫn còn lạc hậu lực lượng Y, Bác sỹ có tay nghề cao chưa nhiều chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân địa phương.