3.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Linh nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Trị - Tọa độ địa lý:
Từ 1060 40’48” đến 1070 06'51” kinh độ Đông. Cực Bắc tại thôn Mạch Nước xã Vĩnh Thái Cực Nam tại tiểu khu 583 xã Vĩnh Ô. - Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; Phía Nam giáp huyện Gio Linh;
Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
Hình 3.2. Bảng đồ hành chính huyện Vĩnh Linh
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Linh - 2010) 3.2.1.2. Địa hình
Vĩnh Linh có địa hình được chia ra 02 vùng rõ rệt: Vùng đồi trung du và vùng cát, nội đồng ven biển, địa hình cao dần từ Đông sang Tây. Vùng đồi càng lên cao địa hình càng phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, khe và suối dày đặc; độ dốc khá cao, có nơi độ dốc từ 35 đến 45 độ.
- Vùng đồi: Nằm về Tây đường Quốc lộ 1A (bao gồm các xã và thị trấn: TT Bến Quan, xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long, và 2/3 xã Vĩnh Chấp) với diện tích tự nhiên hơn 40.000 ha chiếm 65% diện tích tự nhiên toàn huyện, có địa hình chia cắt hết sức phức tạp. Độ cao tuyệt đối từ 50m đến 800m có nơi lên đến 900m (Vùng Vĩnh Ô giáp với Huyện Hướng Hóa), độ cao tuyệt đối lớn nhất là 1.240m (động Nóc), độ cao tương đối trung bình khoảng 100m đến 300m. Độ dốc bình quân từ 15 đến 25%.
- Vùng đồng bằng và cát nội đồng, cát ven biển nằm về phía Đông đường quốc lộ 1A, (bao gồm các xã và thị trấn: TT Hồ Xá, TT Cửa Tùng, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thành, Vĩnh Kim, Vĩnh Giang) với diện tích tự nhiên khoảng 22.000 ha chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, là vùng tập trung chủ yếu cho sản xuất Nông nghiệp. Ở đây có một số diện tích rừng tự nhiên trên vùng đồng bằng như: Khu Rừng Đặc dụng Rú lịnh thuộc xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền (có nhiều loài cây gỗ, dược liệu, đặc sản quí như: Lim, Gụ, Re hương, Gió bầu...) và một số thảm thực vật tự nhiên rú cát tại xã Vĩnh Tú... với các loài cây chủ yếu như Dẻ, Trâm bầu ...