Xác định các giá trị bảo tồn cao (HCVF)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 88 - 92)

4.3.2.1. Rú cát được xem là có giá trị bảo tồn cao về đa dạng sinh học (thuộc giá trị HCV 1)

Theo kết quả điều tra về tổ thành rừng, đa da ̣ng thực vâ ̣t của thảm thực vật rú cát của đề tài tại mục 4.1, 4.2, kết hợp với các tài liệu liên quan; đối chiếu với các tiêu chí mà WWF đưa ra về Giá trị HCV 1, để xác định rừng có giá trị bảo tồn cao theo hướng dẫn câu hỏi và trả lời của WWF kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.17.

Bảng 4.17. Giá trị bảo tồn cao về đa dạng sinh học rú cát

Câu hỏi Trả lời Các dẫn chứng Theo tiêu chí của WWF

Tại thời điểm này khu rừng có được đánh giá là có tầm quan trọng về đa dạng sinh học không

Có - Số liệu điều tra và trình bày tại mục 4.1; 4.2 của đề tài. - Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) đã có văn bản thỏa thuận tài trợ để bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng rú cát này.

Rú cát là một loại rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF1)

Như vậy thảm thực vật tự nhiên ven biển rú cát được xem là rừng có giá trị bảo tồn cao về tầm quan trọng đa dạng sinh học vùng cát.

4.3.2.2. Rú cát được xem là có hệ sinh thái hiếm trên vùng đất cát ven biển (thuộc giá trị HCV 3)

Theo WWF giá trị này liên quan đến các hệ sinh thái. Nó không xem xét sự hiện hữu của từng loài cụ thể hay quy mô của khu rừng mà được thiết kế để đảm bảo rằng những hệ sinh thái hiếm và bị đe dọa được bảo tồn thỏa đáng, ngay cả khi bản thân chúng không chứa đựng nhiều loài hiếm, hoặc đang ở quy mô cảnh quan.

Theo đánh giá của WWF thì nhiều loại rừng có giá trị bảo tồn cao khác nhau đã được phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam, thay vì đi

xem xét các hệ sinh thái hiếm và nguy cấp để đánh giá HCV 3, có thể xem xét các hệ sinh thái nhạy cảm. Đó là các hệ sinh thái đặc trưng của một khu vực nhất định, nếu bị hủy hoại thì rất khó có thể phục hồi như: các hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên, hay hệ sinh thái rừng ngập nước, hệ sinh thái vùng cát v.v...

Rú cát ven biển tại xã Vĩnh Tú với những điều tra bước đầu cho thấy rú cát chứa đựng tài nguyên đa dạng sinh học hiếm có của hệ sinh thái vùng cát biển của vùng khí hậu khô nóng của Việt Nam.

Để xác định rừng có giá trị bảo tồn cao với hệ sinh thái quý hiếm trên vùng cát ven biển, dựa vào hướng dẫn về câu hỏi và trả lời của WWF kết quả thu được như sau:

Bảng 4.18. Giá trị bảo tồn cao về hệ sinh thái hiếm

Câu hỏi Trả lời Các dẫn chứng Theo tiêu chí của WWF

1. Có kiểu rừng nào liệt kê dưới đây được tìm thấy tại khu rừng này không?

Có - Theo số liệu điều tra và trình bày tại mục 4.1; 4.2 của đề tài.

- Theo hệ thống phân loại QXTV rừng ở Việt Nam của Thái Văn Trừng

- Rú cát được xem là có kiểu rừng thường xanh trên vùng đất thấp.

- Chuyển đến trả lời câu hỏi (2)

2. Kiểu rừng này có đặc trưng cho khu vực không?

Có - Số liệu điều tra và trình bày tại mục 4.1; 4.2 của đề tài. - Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) đã có văn bản thỏa thuận tài trợ để bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng rú cát này.

Rú cát thuộc

* Biểu phân loại các hệ sinh thái bị đe dọa hoặc nhạy cảm của WWF

1. Rừng lá kim thuần loài tự nhiên 2. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tự nhiên 3. Rừng trên núi đá vôi

4. Hệ sinh thái đất ngập nước, đầm lầy nước ngọt 5. Rừng ngập mặn

6. Rừng thường xanh trên vùng đất thấp 7. Rừng khộp

8. Rừng bán thường xanh (nửa rụng lá)

9. Rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và rừng bán thường xanh 10. Rừng lùn trên đỉnh núi

11. Rú gai hoặc chuông gai khô hạn 12. Rừng rêu

Như vậy thảm thực vật tự nhiên ven biển rú cát được xem là rừng có giá trị bảo tồn cao về hệ sinh thái hiếm trên vùng cát ven biển theo tiêu chí 6.

4.3.2.3. Cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình huống quan trọng (thuộc giá trị HCV 4)

Rú cát tại xã Vĩnh Tú có chức năng phòng hộ ven biển hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho ruộng lúa, giảm tốc độ gió bảo, hạn chế cát bay cát nhảy, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái…

Để xác định rừng có giá trị bảo tồn cao của thảm thực vật rú cát thuộc giá trị HCV 4 dựa vào hướng dẫn về câu hỏi và trả lời của WWF, thu được kết quả trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Giá trị bảo tồn cao về cung cấp các dịc vụ cơ bản của tự nhiên

Câu hỏi Trả lời Các dẫn chứng Theo tiêu chí của WWF 1. Khu vực này có được xác định là rừng phòng hộ ở Việt Nam hay không? Có - Theo Chỉ thị số 38/2005/CT- TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng.

- Theo Quyết định số 855/QĐ- UBND ngày 27/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Trị về kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng thì thảm thực vật tự rú cát tại xã Vinh Tú được quy hoạch là rừng tự nhiên phòng hộ với diện tích là 466 ha Tất cả rừng phòng hộ rú cát là HCVF 4 Thảo luận

Qua nghiên cứu về Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao ở Việt Nam của WWF và bước đầu tìm hiểu, áp dụng để xác định rừng giá trị bảo tồn cao của thảm thực vật tự nhiên rú cát cho thấy Bộ công cụ này kết hợp được cả hai yếu tố môi trường và xã hội trong những khái niệm tương đối đơn giản về rừng có giá trị bảo tồn cao. HCVF rất phù hợp với bối cảnh sinh thái, môi trường và xã hội của Việt Nam vì các hoạt động quản lý, sử dụng rừng đang diễn ra trong hầu hết các khu rừng có thể chứa đựng các giá trị bảo tồn cao. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn mới mẻ và thực tế là có rất ít công trình nghiên cứu ứng dụng bộ công cụ này.

Qua nghiên cứu về giá trị bảo tồn cao của thảm thực vật tự nhiên ven biển rú cát đã xác định được 3 giá trị như đã nêu trên để đảm bảo là HCVF. Mặc dù dựa vào những tài liệu để đánh giá về giá trị bảo tồn cao của thảm thực vật tự nhiên rú cát là chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng đây cũng là một nghiên cứu bước đầu và là cơ sở cho các nhà quản lý lâm nghiệp trên địa bàn và các nhà khoa học nghiên cứu, bổ sung và tìm

thêm các giá trị hiện hữu của rú cát nhằm có nhiều cơ sở để tăng giá trị bảo tồn cao tiến tới quản lý bền vững, bảo tồn và phát triển thảm thực vật tự nhiên ven biển này.

4.4. Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển thảm thực vật rú cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)