Lược sử đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 37 - 38)

Đặc trưng của tỉnh Quảng Trị là diện tích vùng cát có 30.100 ha, trong đó có 10.000 ha cát cố định (cát nội đồng), và 20.100 ha cát di động (cát ven biển) phân bố ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Trong vùng đất cát có khoảng 1.000 ha có thảm thực vật tự nhiên phân bố, người dân địa phương thường gọi là các rú cát. Rú cát phân bố chủ yếu trên hai địa bàn Vĩnh Linh và Hải Lăng. Địa bàn xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh có chứa khoảnh 450 ha diện tích rú cát mang những đặc điểm cơ bản của cát ven biển. Đây là thảm thực vật tự nhiên “đa loài, nhiều tầng” với khoảng 100 loài thực vật (cây gổ, cây bụi, dây leo) và trên 30 loài động vật. Độ tàn che 0,4 - 0,7. Trong thảm thực vật có các khoảng cát trống chiếm khoảnh 25% diện tích rú cát. Với những nghiên cứu bước đầu cho thấy các rú cát xã Vĩnh Tú chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học khá phong phú. Tầng cây gổ trong thảm thực vật có đường kính từ 6 - 25 cm, chiều cao từ 6 - 11 m, có các loài cây Họ Sồi dẽ gồm các loài Sồi dẻ, Dẻ ăn quả; Họ Long não gồm các loài Hậu phát, Bời lời, Chập chại; Họ Sim gồm các loài Trâm; Họ măng cụt gồm có Rõi mật, Bứa. Tầng cây bụi gồm các loài Họ thầu dầu-Ba mảnh vỏ gồm các loài Thấu tấu; Họ Cà phê; Họ Trinh nữ gồm các loài Bông trang, Cổ yếm. Trong thảm thực vật tự nhiên trên cát có khoảng 30 loài động vật gồm Họ Rắn hổ, Họ rắn ráo, Họ Chồn, họ Sóc, Họ Bìm bịp, Họ Chim cu đất, Họ Chim sâu…

Hình 3.1. Rú cát tại xã Vĩnh Tú

Rú cát có chức năng rất quan trọng đối với đời sống của người dân địa phương trong việc cung cấp lượng nước tưới cho 110 ha ruộng lúa hai vụ, các ao nuôi cá, một phần diện tích đất trồng màu và nước sinh hoạt cho người dân. Rú cát còn cung cấp củi, bổi cho người dân địa phương: Người dân địa phương có tập quán lâu đời thu gom lá cây trong các rú cát đốt lấy tro, rải vào chuồng lợn, trâu bò để làm phân bón ruộng làm tăng độ phì nhiêu đất cát canh tác nông nghiệp. Ngoài ra rú cát còn có chức năng làm giảm tốc độ gió bảo, hạn chế cát di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)