3.2.2.1 Khí hậu
Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu chung của tỉnh Quảng Trị. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị.
Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được tổng kết như sau:
Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng là phần phía Nam của Bắc Trung Bộ, nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12).
Tổng lượng bức xạ cả năm dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè lượng bức xạ cao gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1.700-1.800 giờ. Số giờ nắng cao nhất vào tháng 7 (240-250 giờ).
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-250C, cao nhất là tháng 7 còn tháng 01 thấp nhất.
Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao.
b. Ẩm độ:
Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình 85%, phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 04 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cự tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%, tháng ẩm nhất có độ ẩm 85-90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%.
c. Chế độ mưa:
Mùa mưa bắt đầu diễn ra từ tháng 9 kéo dài đến đến tháng 2 năm sau, lượng mưa bằng khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm; lượng mưa đạt cực đại vào tháng 10,11 chiếm 70% lượng mưa cả năm (Tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 600 mm); từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa thấp nhất chiếm 30% lượng mưa cả năm.
Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2.300-2.700 mm ở phía Tây huyện, 1800-2000 mm ở phía Đông huyện; số ngày mưa trong năm khoảng 130- 180 ngày. Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm..
d. Chế độ gió:
Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; gió Tây Nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 và gay gắt nhất tháng 6 đến tháng 7, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; Hàng năm có từ 40 - 60 ngày khô nóng gay gắt. Mùa mưa bão ở Vĩnh Linh bắt đầu từ tháng tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11, do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn kèm theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp là rất lớn.
3.2.2.2. Thủy văn:
Huyện Vĩnh Linh có hệ thống sông ngòi và khe suối dày đặc, có 2 dòng sông chính đó là Sông Sa Lung và Sông Bến Hải (ranh giới giữa 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh), hai dòng sông này hợp thủy giữa hai lưu vực Rào Thành và Rào Quang tại cầu Hiền Lương trước khi đổ ra cửa biển Cửa Tùng.
Với Hệ thống sông ngòi và khe suối dày đặc kể trên đã gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong mùa mưa lũ và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình Thủy lợi giữ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp trong mùa khô.