Tiềm năng đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 80 - 81)

Thảm thực vật tự nhiên vùng cát Vĩnh Tú với điều kiện địa hình đặc thù, đất đai nghèo dinh dưỡng, các tính chất cơ lý đất và khí hậu thủy văn không thuận lợi cho sự sinh trưởng thực vật, nhưng qua điều tra bước đầu đề tài đã phân loại và thống kê được 80 loài, thuộc 67 chi và 40 họ thực vật khác nhau thuộc hai lớp chính là lớp Ngọc Lan (75 loài), lớp hành chiếm số lượng ít (5 loài). Họ có nhiều chi và loài nhất là họ Sim (Myrtaceae) với 6 chi (8,9%) và 10 loài (chiếm 12,5%).

Mặc dù con số này có thể chưa đầy đủ và nghiên cứu trên một diện tích không lớn nhưng với số lượng loài như vậy cũng đã nói lên được mức độ đa dạng của thảm thực vật vùng cát ven biển xã Vĩnh Tú.

Với 40 họ ghi nhận được, có đến 24 họ chứa một loài (> 50%). Đây là một điểm đặc trưng của kiểu đa dạng sinh học nhiệt đới và nói lên tính “mong manh” trong cân bằng sinh thái rừng. Bởi lẽ chỉ một loài bị mất đi sẽ dẫn theo nhiều xáo trộn trong cấu trúc quần xã.

Trong tập hợp loài thực vật khảo sát được, đề tài ghi nhận được nhiều nguồn gen hoang dại có giá trị nhiều mặt như: cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thực phẩm. Chẳng hạn như nhiều loài cây gỗ có giá trị thương phẩm cao tồn tại lâu đời nay còn sinh trưởng phát triển bình thường có thể kể là các loài Dẻ, Trâm bầu, Trường gổ, Rỏi mật...; một số loài cây cung cấp dược liệu như Quế rành, Dây đất, Chạc chìu, Máu chó, Chổi ốc, Dành dành, Bướm bạc, Bách bệnh, Dung chè, Khổ sâm...

Phần lớn các loài mọc hoang dại đều có khả năng tái sinh tự nhiên, và đặc biệt có tính thích nghi cao với môi trường sống khắc nghiệt. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng, nếu con người biết vận dụng tốt thì số lượng cá thể các loài

ngày sẽ càng tăng, môi trường sinh thái sẽ được cải thiện, hệ sinh thái sẽ trở nên bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị​ (Trang 80 - 81)