Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 29 - 31)

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bao gồm các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là các hoạt động kinh tế chính trong sản xuất nông lâm nghiệp tại các xã thuộc KBT.

+ Chăn nuôi

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng ba xã hiện có: 6.336 con trâu, 2.255 con bò, 2.699 con dê, 10.916 con lợn và đàn gia cầm là 52.571 con. Chăn nuôi

chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình với phương thức chăn thả bán tự do chưa có quy hoạch và đầu tư nên năng suất vật nuôi thấp, sản phẩm của chăn nuôi chủ yếu để cung cấp thực phẩm phục vụ sinh hoạt và lấy sức kéo phục vụ sản xuất, sản lượng thịt cung cấp cho thị trường không nhiều.

+ Nuôi trồng thuỷ sản

Nuôi trồng thủy sản tính đến năm 2011, tại xã Tùng Bá và Minh Sơn có tổng số trên 40ha xây dựng các mô hình nuôi cá và mở rộng diện tích thả cá, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng cao thu nhập của hộ gia đình.

+ Trồng trọt

Trồng trọt hiện nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với cây trồng chính là lúa nước và một số cây trồng trên nương như Sắn, Ngô, Mía. Trong những năm qua ngành trồng trọt của các xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đồng thời nâng cao chất lượng thâm canh, tăng năng suất cây trồng, nhân rộng mô hình cây con có hiệu quả, đẩy mạnh khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tổng hợp tình hình sản lượng lương thực của 3 xã được thể hiện trong hình 2.2.

Hình 2.2: Tổng hợp tình hình sản xuất lương thực tại các xã KBT

Cây lúa Cây ngô Cây lạc Đậu tương

Sản lượng lương thực

+ Phát triển lâm nghiệp

Tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 26.876,93ha. Trong đó, đất sản xuất là 10.892,47ha, đất phòng hộ là 5.750ha và đất rừng đặc dụng là 10.234,46ha. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu nằm trên hai xã Tùng Bá và Minh Sơn. Hầu hết diện tích rừng đặc dụng đều nằm trên hai xã này.

+ Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ

Số lượng cơ sở dịch vụ kinh doanh còn khiêm tốn, các mặt hàng tuy đã đa dạng đáp ứng được phần nào của người dân nhưng còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã và giá cả còn cao so với thu nhập của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)