Hiện trạng công tác quản lý và bảo tồn thú Linh trưởng tại KBTLVSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 60 - 62)

được những tác động của con người đến tài nguyên rừng nhưng những kinh nghiệm bảo vệ rừng Khau Ca cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng ra các khu vực khác.

4.4.3. Hiện trạng công tác quản lý và bảo tồn thú Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca KBTLVSC Khau Ca

4.4.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Ban quản lý KBTLVSC Khau Ca

Ban quản lý KBTLVSC Voọc mũi hếch, tỉnh Hà Giang hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang và UBND tỉnh Hà Giang. Hiện nay, Ban quản lý của KBT chỉ có 7 cán bộ và 10 thành viên của tổ tuần rừng, cụ thể: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc (kiêm Hạt phó), 01 kế toán và 14 thành viên khác. Cơ cấu hoạt động được minh họa trên hình 4.7.

Hình 4.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của BQL KBTLVSC Khau Ca

01 Trưởng ban (kiêm trưởng Phòng bảo tồn Chi cục KL tỉnh Hà Giang)

01 Phó ban (kiêm Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm KBT Du Già)

Thành viên quản lý KBT (5 người)

Lực lượng tuần rừng (10 người)

Tổ tuần rừng (6 người) Tổ trợ lý nghiên cứu (4người)

Với diện tích trên 2000 ha, các cán bộ quản lý của KBTLVSC Khau Ca phải quản lý một diện tích tương đối rộng (trên 130ha/cán bộ quản lý). Mặc dù diện tích quản lý tương đối rộng nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, trong những năm qua tình trạng săn bắt và khai thác gỗ đã có chiều hướng thuyên giảm. Đây là một trong những nỗ lực to lớn của các cán bộ và nhân viên trong KBT.

4.4.3.2. Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên rừng của khu vực

Cộng đồng địa phương là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến bảo tồn tài nguyên rừng trong khu vực. Dân cư trong khu vực chủ yếu là người dân tộc như: Tày, Nùng, dDao, H’mông, La Chí; đây là những dân tộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nên họ thường vào rừng khai thác gỗ làm nhà, thu hái lâm sản và săn bắt động vật phục vụ nhu cầu hàng ngày đã ảnh hưởng đến động thực vật trong khu vực. Nền sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (trên 90% dân số), đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt lực lượng trong độ tuổi lao động trên 60% dân số sẽ là áp lực rất lớn đến tài nguyên trong khu vực nếu không có định hướng phát triển kinh tế cho người dân trong vùng.

Bên cạnh đó, người dân chăn nuôi chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình với phương thức chăn thả bán tự do chưa có quy hoạch và đầu tư nên năng suất vật nuôi thấp, sản phẩm của chăn nuôi chủ yếu để cung cấp thực phẩm phục vụ sinh hoạt và lấy sức kéo phục vụ sản xuất, sản lượng thịt cung cấp cho thị trường không nhiều. Nguồn thực phẩm phải phụ thuộc một phần vào tài nguyên rừng.

Các hoạt động canh tác nương rẫy đã phá hủy nhiều diện tích rừng trước đây. Nương rẫy được canh tác trong nhiều năm và thậm chí qua nhiều

thế hệ nên các nương rẫy bỏ hoang chỉ là các cây bụi hoặc các cây tái sinh và thưa thớt. Nhà nước có nhiều chính sách trồng rừng như 661, 327 nhưng những khu vực bỏ trống này vẫn không được sử dụng.

Tuy nhiên, văn hóa giáo dục tại các thôn bản đang dần được cải thiện. Các xã đều có các thôn văn hóa, nhà văn hóa nên công tác tuyên truyền bảo vệ rừng được cộng đồng đón nhận và coi đây là một hoạt động trong xây dựng nền văn hóa trong vùng. Điều này đã tác động to lớn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay tại khu vực Khau Ca. Một số thôn bản vẫn chưa có các quy ước, hương ước bảo vệ rừng, chưa có nhà văn hóa nên việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn.

Đối tượng dễ tiếp cận đến giáo dục bảo tồn tài nguyên rừng hiện nay là các học sinh trong các trường tiểu học và trung học. Chất lượnggiáo dục đào tạo trong những năm qua không ngừng được cải thiện, tỷ lệ huy động trẻ từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 98%. Các em học sinh được tiếp cận về giáo dục môi trường trong nhà trường qua các thầy cô giáo, sách vở, các tổ chức bảo tồn sẽ có ý thức trong sử dụng tài nguyên rừng cho hôm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)