- Thực hiện các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển một số loài động thực vật quý hiến ở khu bảo tồn.
- Xem phát triển quan hệ hợp tác quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Phát triển hợp tác quốc tế đi theo các định hướng sau:
- Tạo cơ hội cho các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vào nghiên cứu về đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương, đặc biệt các nghiên cứu thuộc lĩnh vực cải thiện giống, lai giống, chế biến lâm sản, môi trường rừng, đa dạng sinh học.
- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ thông qua hoạt động hợp tác quốc tế. Khuyến khích xây dựng và tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, coi đó là cơ hội tiếp cận thông tin mới, phương pháp nghiên cứu và công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.
- Để giảm bớt áp lực của người dân vào khu bảo tồn, cần thay đổi giống mới cho sản xuất nông nghiệp và trong chăn nuôi để nâng cao năng xuất cho người dân địa phương.
- Khu bảo tồn cần kết hợp với sở Khoa học công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Phòng Khuyến nông - Khuyến lâm của huyện để nghiên cứu hay phối hợp nghiên cứu các tính chất sinh học và quy trình gây trồng các cây quý địa phương, góp phần công tác bảo tồn và phát triển các loài và hỗ trợ kỹ thuật, vốn để trồng thử nghiệm các giống cây lương thực có năng suất cao, các loài cây thuốc có giá trị, các loài thực vật đặc hữu núi đá vôi của khu bảo tồn.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- KBTLVSC Khau Ca hiện có 6 loài thú Linh trưởng thuộc hai họ (họ Cu li - Loricidae và họ Khỉ - Cercopithecidae). Đợt điều tra đã quan sát được hai loài là loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) và loài Khỉ mốc (Macaca assamensis). Bốn loài còn lại là loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng, Cu li lớn và Cu li nhỏ được ghi nhận qua nguồn thông tin phỏng vấn và kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đó.
- Vùng phân bố của các loài Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca phân bố chủ yếu trên các dạng sinh cảnh rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh trên cả núi đất và núi đá vôi, tập trung ở các xã Tùng Bá và Minh Sơn.
- Cả 6 loài Linh trưởng được ghi nhận tại KBT đều có giá trị to lớn về sinh thái, kinh tế và bảo tồn. Đặc biệt, trong số này loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu ở Việt Nam có số lượng bị suy giảm mạnh ngoài tự nhiên và đang được cực kỳ quan tâm ở Việt Nam (xếp cấp CR trong Sách đỏ Việt Nam, 2007) và trên thế giới (xếp cấp EN trong IUCN, 2013).
- Đề tài đã xác định được 7 mối đe dọa thuộc hai nhóm mối đe dọa chính đến các loài thú Linh trưởng trong khu vực. Hai nhóm mối đe dọa này là săn bắt (bao gồm săn bắn và bẫy bắt) và phá hủy sinh cảnh (bao gồm khai thác gỗ củi, khai thác lâm sản phụ, cháy rừng, chăn thả gia súc và khai thác quặng). Trong 7 mối đe dọa này, mối đe dọa khai thác quặng đang ảnh hưởng lớn nhất đến các loài Linh trưởng sinh sống trong KBT, tiếp đến là mối đe dọa về cháy rừng và khai thác lâm sản phụ.
- Dựa trên thực trạng về các loài thú linh trưởng và các mối đe dọa đến tài nguyên động thực vật trong khu vực, đề tài đã đề xuất 9 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn các loài thú Linh trưởng trong KBT Khau Ca. Chín nhóm giải
pháp đó là: (1). Giải pháp khoanh vùng bảo vệ thú Linh trưởng; (2).Giải pháp tịch thu các loại súng săn (3). Giải pháp mở rộng vùng sống cho các loài thú Linh trưởng; (4). Giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên động vật (5). Giải pháp phục hồi sinh thái; (6). Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và các loài thú Linh trưởng; (7). Nâng cao năng lực cán bộ và các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tài nguyên thú Linh trưởng ở KBTLVSC Khau Ca; (8). Nâng cao đời sống của người dân địa phương và (9). Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
2. Tồn tại
KBTLVSC Khau Ca có địa hình tương đối phức tạp với nhiều dãy núi cao và hiểm trở nên trong quá trình điều tra người điều tra gặp phải khó khăn trong việc điều tra và tiếp cận các loài Linh trưởng.
Ngoài ra, hạn chế của nguồn kinh phí điều tra ngoài thực địa, số lượng nhân lực còn ít nên đề tài còn hạn chế về thời gian điều tra và bố trí tuyến điều tra.
3. Khuyến nghị
Trên cơ sở những hạn chế, đề tài đưa ra một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất: Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về đa dạng sinh học nói chung và các loài Linh trưởng nói riêng tại KBTLVSC Khau Ca. Các thông tin bổ xung sẽ là tài liệu quý báu phục vụ công tác bảo tồn loài và sinh cảnh của Khu bảo tồn. Mở rộng khu bảo tồn, xây dựng hành lang hoặc liên kết giữa 2 khu bảo tồn Khau Ca và Du Già tỉnh Hà Giang.
Thứ hai: Đề tài được thực hiện nghiêm túc, số liệu thu thập chính xác. Vì vậy, đề tài nên được coi là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu phục vụ công tác bảo tồn các loài Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca và các khu vực lân cận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Xuân Đăng (Thành phần hóa học trong các loại thức ăn theo mùa trong khẩu phần ăn của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) tại Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Việt Nam), tr 56 2.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam - Phần
Động vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ- CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
4.Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mamamlia), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5.Fauna & Flora internatioal (2000), Tình trạng bảo tồn linh trưởng Việt Nam, Hà Nội.
6.Lê Hiền Hào, ( 1994), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1.Nxb khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
7.Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
8.Đỗ Quang Huy (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ thú linh trưởng Việt Nam. (Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp), Hà Tây. 9.Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân
Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng- Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài (phần I), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
10.Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh và Phạm Trọng Ảnh (2009), Động vật chí Việt Nam-Phần lớp thú, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11.IUCN 2013. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.1. <www.iucnredlist.org>. Downloaded on 11 September 2013.
12.Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
13.Lois.K.Lippold, Vũ Ngọc Thành, Lê Vũ Khôi, Lê Khắc Quyết, Văn Ngọc Thịnh, Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Khắc Toản, Và Vũ Văn Lâm (2008): Điều tra các loài linh trưởng ở VQG Chư Mom Ray Bắc Tây Nguyên Việt Nam với quan tâm đặc biệt về các loài Chà Vá Pygathrix spp. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Tổ chức Bảo tồn Chà vá (DLF).
14. Nguyễn Thị Tuyết Mai (1999): Tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp quản lý tài nguyên thú rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha- Quảng Bình. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
15.Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2002), Sổ tay ngoại nghiê ̣p nhận diê ̣n thú khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
16.Phạm Nhật (2002), Thú Linh trưởng của Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17.Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn, Cox, N., Tiến, N. V., Hổ, Đ. T., et al. (2003). Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội.
18.Lê Khắc Quyết (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Vọoc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollan, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, luận văn thạc sỹ khoa học, tr 12-13.
19. Lê Khắc Quyết ( Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, tr 56 20.Richard B, Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn (bản dịch và biên
soạn lại của Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng), Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
21.Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam. Nxb, KHKT, Hà Nội, tr 195-247.
22.Traffic và Cục kiểm lâm (2000), Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
23.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
24.Viện ĐTQHR (2000), Báo cáo tổng kết chương trình theo dõi và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn (1996 – 2000), Hà Nội.
Phụ lục 01: Bộ câu hỏi phỏng vấn thú Linh trưởng
Tên người được phỏng vấn:...
Dân tộc:...Tuổi:...Kinh nghiệm đi rừng (năm)...
Địa chỉ:...
Ngày phỏng vấn:...Nơi phỏng vấn...
1. Ông/bà biết bao nhiêu loài Linh trưởng (Khỉ) ở khu vực Khau Ca? 1 2 3 4 5 ....
2. Ông/ bà có thể kể tên các loài Linh trưởng (Khỉ) mà ông/bà biết? a. Khỉ mặt đỏ (mặt đỏ, đuôi ngắn từ 3-5cm) b. Khỉ mốc (bộ lông màu mốc, đuôi dài bằng 1/3 thân) c. Khỉ vàng (đuôi dài 1/3 thân, phần lông sau hông và bên ngoài hai đùi có màu vàng) d. Voọc xám (đuôi dài hơn thân, bộ lông màu xám, da trền trên mắt và trên môi màu trắng, ăn lá) e. Vượn đen (không có đuôi, con đực màu đen, con cái màu vàng) f. Voọc mũi hếch g. Cu li lớn h. Cu li nhỏ i. Voọc đen má trắng (toàn thân có bộ lông màu đen, có hai vệt trắng kéo dài từ miệng đến tai, con non có màu vàng, ngủ trong các hang có vách đá cao) j. Loài khác:...
...
...
3. Ông/bà đã gặp các loài này ở đâu? ...
4. Ông/bà gặp các loài này khi nào? (thời gian gặp gần nhất)
... 5. Khi gặp chúng đang làm gì (hoạt động)?
a. Ăn b. Di chuyển c.Chơi d. Nghỉ ngơi e. Các hoạt động khác 6. Ông/bà gặp chúng ở trên cây, dưới đất, hay trên vách núi?
a. Trên cây b. Dưới đất c. Trên vách núi 7. Đàn Khỉ ông/bà bắt gặp có bao nhiêu con (cá thể)?
... ... 8. Theo ông/bà mối đe dọa (tác động) lớn nhất đối với các loài Linh
trưởng (khỉ) ở đây là gì?
a. Săn bắt b. Mất sinh cảnh c.Nương rẫy d. Cháy rừng e. Khai thác gỗ f.Khai thác LSNG g. Khai thác quặng
h. Nguyên nhân khác
9. Khu vực nào theo ông/bà bị tác động nhiều nhất trong KBT? Tại sao? ... ... 10. Theo ông/bà giải pháp nào có thể giảm thiểu tác động? Tại sao?
... ...
Phụ lục 02: Tổng hợp kết quả phỏng vấn về số loài và số lượng các loài Linh trưởng bắt gặp tại KBTLVSC Khau Ca
TT Người được PV Số lượng loài Voọc mũi hếch Khỉ mặt đỏ Khỉ mốc Khỉ vàng Cu li lớn Cu li nhỏ
1 Nông Văn Mấy 15 7
2 Nông Văn Minh 20 15
3 Nông văn Bán 30 25 10
4 Trương Đình Long x 20 20
5 Trương Ơn Viêm 50 30 20 x
6 Lý Hoài Xuân >30 >40 >20 X
7 Đán văn Sâm 3 9 3
8 Trùng Văn Thành 20 >10 X
9 Đán Văn Viết >40 >10 x
10 Nông Văn Hồng 30 >40
11 Nông Văn thương 10 20 2
12 Trương Văn Cảnh 20 x x 20 X
13 Nông Đức Văn 40 20 20 x
14 Nông Thị Phường 10
15 Phàn Văn Thái >10
16 Nông Văn Lược 20 20 20
17 Nông Văn Chung 4 X
18 Phàn Văn Ơn 2 10 19 Lộc Văn Quý 30 10 20 Lý Văn Định 20 5 X 21 Nguyễn Trung Kiên 30 30 1 10 22 Đán Văn Nhiêu 30 20 3
TT Người được PV Số lượng loài Voọc mũi hếch Khỉ mặt đỏ Khỉ mốc Khỉ vàng Cu li lớn Cu li nhỏ 23 Nông Đức Giỏi 30 20 x 24 Nguyễn Văn Tó >30 25 Thúng Văn Lâm x x x
26 Dương Văn Quân x x x x
27 Đán Văn Khoan 20 17 x 28 Lù Seo Giáo x x x 29 Đán Văn Mai x x x 30 Đán Văn Chài >20 x x 31 Đán Văn Khoán x x x 32 Đặng Văn Ủi x x x x 33 Đặng Văn Mành x
34 Trương Văn Ơn x x x x
35 Nông Văn Tình x x X
Tổng số người bắt gặp
Phụ lục 03: Địa điểm người dân bắt gặp các loài thú Linh trưởng
STT Người được PV Địa điểm gặp
1 Nông Văn Mấy Pó Duẩn
2 Nông Văn Minh Chân núi Khuôn Phà
3 Nông văn Bán Khu vực B do Ban quản lý Dù Già quản lý 4 Trương Đình Long Ngàm Vang, Thiêng Páp
5 Trương Ơn Viêm Hồng Minh, Rà So, Pó Duẩn - Khuôn Phà 6 Lý Hoài Xuân Ngàm Vàng, Păng Cáy, Rà Sò, Khuôn Phà 7 Đán văn Sâm Suối cạn, Khuôn Phà, Pó Duẩn
8 Trùng Văn Thành Điểm 1500 9 Đán Văn Viết Mốc 19, mốc 20
10 Nông Văn Hồng Cốc ngấm, đồi Túng Dín, thôn Phúc Ha 11 Nông Văn thương Khau Ca
12 Trương Văn Cảnh Tuyến A, B 13 Nông Đức Văn Khuôn Phà
14 Nông Thị Phường Pó Duẩn, Khuôn Phà 15 Phàn Văn Thái Tin Tốc, Khuôn Phà 16 Nông Văn Lược Pó Duẩn, Khau Ca
17 Nông Văn Chung Đi Đăm, Tin Tốc, Khuôn Phà 18 Phàn Văn Ơn Da Chảo, Khuôn Phà
19 Lộc Văn Quý Pó Duẩn
20 Lý Văn Định Ra Sọ, Khau Ca 21 Nguyễn Trung
Kiên Tuyến C
22 Đán Văn Nhiêu Tuyến A, C, D 23 Nông Đức Giỏi Khau Ca 24 Nguyễn Văn Tó Khau Ca 25 Thúng Văn Lâm Khau ca 26 Dương Văn Quân Khau Ca
27 Đán Văn Khoan Tuyến C, Khau Ca 28 Lù Seo Giáo Khau Ca
29 Đán Văn Mai Khuôn Phà 30 Đán Văn Chài
31 Đán Văn Khoán Khau Ca 32 Đặng Văn Ủi Khau ca 33 Đặng Văn Mành
34 Trương Văn Ơn Tuyến A và C 35 Nông Văn Tình Khau Ca
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về các loài Linh trưởng tại KBT
Hình 1: Đàn Vooc mũi hếch (Rhinopithecus
avunculus) được quan sát vào ngày 02/7/2013 tại xã Tùng Bá, Khau Ca
Hình 2: Đàn Khỉ mốc (Macaca assamensis)
được quan sát vào ngày 5/7/2013 tại xã Tùng Bá, Khau Ca
Hình 3: Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides
(Nguồn: Nguyễn Thanh Bình, 2012)
Hình 4: Khỉ vàng - Macaca mulatta
(Nguồn: Gerald Cubitt, 2012)
Hình 5: Cu li nhỏ - Nycticebus
pygmaeus (Nguồn: Bornean, 2012)
Hình 6: Cu li lớn - Nycticebus coucang
Phụ lục 05: Một số hình ảnh điều tra thực địa
Hình 7: Tác giả di chuyển đến Trạm tuần rừng cộng đồng, KBT Khau Ca, Hà Giang
Hình 8: Tác giả và cán bộ tuần rừng đi điều tra thú Linh trưởng tại xã Tùng Bá
Hình 9: Khu vực Đỉnh Hòm có
hòm thư nhật ký đi tuần tra rừng Hình 10: Hiện trường khai thác quặng tại xã Tùng Bá
Hình 11: Dấu hiệu phân có lẫn hạt của khỉ ghi nhận tại xã Minh Sơn
Hình 12: Khai thác Phong lan tại KBT của
Phụ lục 06: Một số hình ảnh về hội thảo bảo tồn các loài thú Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca