Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 66 - 68)

học và các loài thú Linh trưởng

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta phải xác định đây là việc làm có tính lâu dài nhưng phải thường

xuyên và liên tục; phải là sự nghiệp chung của toàn xã hội, nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm, cán bộ truyền thông KBTLVSC Khau Ca không thì sẽ trở nên đơn độc và hiệu quả không cao.

Để đạt được mục đích này cần phải xây dựng một chiến lược như là một cuộc cải cách cách mạng về tư tưởng và lối sống và phải làm có tính chất đồng bộ ở mọi cấp mọi ngành. Trước tiên mọi cán bộ, cán bộ Đảng viên phải là những tấm gương sáng về ý thức, nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học như vậy việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng mới hiệu quả.

Nhiệm vụ cụ thể sẽ là trách nhiệm của cơ quan chuyên môn. Theo chúng tôi cán bộ KBT Khau Ca nên khoanh vùng chọn điểm để giải quyết những vấn đề vừa mang tính trước mắt vừa có giải pháp lâu dài. Đặc biệt nên quan tâm tuyên truyền vận động nhưng người dân là người dân tộc H’Mông, họ là những nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể thú nói chung và Linh trưởng nói riêng ở KBTLVSC Khau Ca. Nội dung tuyên truyền cần cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, bằng áp phíc, băng zon, khẩu hiệu, truyền thanh; phương thức tuyên tuyền cũng cần được thay đổi, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền gián tiếp.

Nội dung tuyên truyền cần phủ hết được các yêu cầu của công tác bảo tồn, từ luật pháp đến đa dạng sinh học, giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thú rừng. Mảng pháp luật cần được tăng cường nhưng cách tuyên truyền cần phù hợp với trình độ nhận thức của cộng đồng, phải đơn giản, dễ hiểu. Các văn bản luật pháp liên quan có Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật bảo vệ môi trường (1994), Nghị định 159/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, nghị định 32/CP về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)