Đối với các nương rẫy đang được bỏ hoang xung quanh khu bảo tồn và các vùng đất trống tiến hành thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa. Đối với rừng thường xanh trên núi đá vôi với đặc điểm bị tác động nhẹ, hoàn cảnh sinh thái rừng còn tốt thì phương thức phục hồi là bảo vệ nghiêm ngặt.
1- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các đối tượng trảng cây bụi đã có tái sinh (IC, IB) ở tất cả các xã có trạng thái này. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ.
2- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và khai thác (rừng IIA, IIB), mới phục hồi còn thiếu cây giá trị cao. Trồng cục bộ cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m. (Đinh, Nghiến, Lát hoa, Sến mật, Sấu, Gội nếp, Gội tẻ, Vối Thuốc, Ràng ràng, Phay, Vạng trứng, Giổi xanh, Sưa bắc bộ, Mý, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, Chò nhai, Chò Xanh, Chò nâu…). Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.
3- Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa ở vùng phục hồi sinh thái.
4- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao.
5- Không cho làm nương và trồng cây khác, làm nhà tạm trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng (Tránh lấn chiếm), lấy cộng đồng tổ nhận
khoán giám sát chất lượng công việc của từng người để xét thưởng. Trả công khoán 50% bằng tiền mặt và 50% bằng sổ tiết kiệm vào dịp cuối năm khi nghiệm thu.
6- Xây dựng vườn ươm nhỏ tạo cây bản địa tại khu bảo tồn.
7-Hiện nay, thông tin chi tiết về khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của Voọc mũi hếch còn rất sơ sài. Chính vì vậy, khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong từng loại thức ăn thu thập được, cũng như hiểu rõ hơn về đa dạng mẫu thực vật mà Voọc ăn, đã phát hiện ra rằng, Voọc mũi hếch có xu hướng tìm ăn cuống lá với hàm lượng các chất protein, lipid, cellulose, hemicellulose, tannin, acid ascorbic thấp hơn, nhưng có hàm lượng nước, Kali, Canxi, và Carbohydrate cao hơn. _ Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Xuân Đăng (Thành phần hóa học trong các loại thức ăn theo mùa trong khẩu phần ăn của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) tại Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Việt Nam)
Thức ăn hàng ngày của Voọc mũi hếch (R. avunculus) chủ yếu gồm các loiaj quả và lá cây. Kết quả nghiên cứu thức ăn chứa trong dạ dày cho thấy loài này chủ yếu ăn các loại lá cây, trong đó lá cây ưa thích nhất là tre. Hơn 60% thức ăn trong dạ dày của hai cá thể cái có chứa những mẩu tre. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cho thấy Voọc mũi hếch thường ăn các loại quả nhiều hơn _ Lê Khắc Quyết ( Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang.