Phương pháp điều tra thành phần loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 34 - 38)

Phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra theo tuyến được sử dụng trong nghiên cứu này.

3.4.1.1. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn được thực hiện trước, giữa và sau nghiên cứu thực địa nhằm làm rõ những thông tin liên quan đến tình trạng quần thể thú Linh trưởng tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang cũng như những tác động của người dân lên quần thể này tại đây. Tuy nhiên, các thông tin phỏng vấn chỉ mang tính chất tham khảo và nó chỉ được khẳng định bằng quá trình điều tra thực địa.

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: các cán bộ Kỹ thuật, Kiểm lâm viên, tuần rừng, và người dân địa phương thuộc các xã Minh Sơn, Tùng Bá, và Yên Định. Những người dân được phỏng vấn là những người có kinh nghiệm đi rừng, có sự hiểu biết về rừng, thường xuyên đi rừng tìm kiếm cây thuốc hoặc khai thác gỗ, củi.

Phỏng vấn được thực hiện thông qua các phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn dưới dạng các bộ câu hỏi định hướng và bán định hướng. Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các câu hỏi về thành phần loài, vùng bắt gặp, tình trạng săn bắn của người dân và các hoạt động khác tác động đến các loài linh trưởng. Thông tin về các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 01.

Đề tài đã phỏng vấn 35 đối tượng, chủ yếu là người dân địa phương, tuần rừng và một số cán bộ chủ chốt Thôn, Bản. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài các câu hỏi chuẩn bị sẵn, tranh ảnh về các loài thú Linh trưởng cũng được sử dụng để thu thập thêm thông tin. Ngoài ra, đề tài cũng đã thực hiện ghi nhận lại các mẫu vật thú bị nhân dân địa phương săn bắt đang được nuôi tại nhà hoặc những di vật (xương, sừng, da, lông, vẩy, móng,...) của chúng ở các thôn, các mẫu vật đều được chụp ảnh làm tư liệu. Đối với đối tượng là các cán bộ quản lý, Kiểm lâm, chính quyền địa phương, đề tài thu thập các tài liệu, dữ liệu về hiện trạng rừng, công tác quản lý thú Linh trưởng, các định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng phục vụ các nội dung thực trạng công tác quản lý và là đề xuất các giải pháp bảo tồn của đề tài.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

Mục đích của việc thiết lập và điều tra trên tuyến là xác định thành phần loài, mối quan hệ giữa các loài thú Linh trưởng và sinh cảnh sống của chúng. Ngoài ra, trong quá trình điều tra trên tuyến tiến hành ghi nhận các tác động của con người tới tài nguyên của KBT.

Nguyên tắc lập tuyến: KBLVSC Khau Ca có 3 kiểu địa hình chủ yếu bao gồm: Kiểu địa hình núi trung bình, kiểu địa hình đồi cao, kiểu địa hình thung lũng và 4 kiểu rừng: Rừng trên núi đá vôi, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm núi thấp, rừng thứ sinh nhân

tác. Qua quá trình khảo sát khu vực điều tra, dựa vào điều kiện địa hình, phân chia các trạng thái rừng (theo cách phân chia của T.S Thái Văn Trừng, 1978), phỏng vấn các cán bộ quản lý và người dân địa phương nơi dễ dàng bắt gặp các loài thú Linh trưởng, đề tài tiến hành lập 5 tuyến đi qua các dạng sinh cảnh, địa hình khác nhau. Các thông tin về tuyến điều tra được tổng hợp trong bảng 3.1 và thể hiện ở hình 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp các tuyến điều tra tại KBTLVSC Khau Ca Tên tuyến Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối Chiều dài (m) Dạng sinh cảnh Tuyến A 0307191/ 2528668 0308634/ 2528137 2.500

Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi và rừng nguyên sinh trên núi đất.

Tuyến B 0306346/ 2528116

0307334/

2528220 3.500

Rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng thứ sinh trên núi đất và rừng nguyên sinh trên núi đất. Tuyến C 0307750/ 2528350 0306284/ 2528139 3.000

Rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng thứ sinh trên núi đất.

Tuyến D 0306827/ 2529076

0306502/

2528711 >3.000

Rừng nguyên sinh trên núi đất và rừng thứ sinh trên núi đất. Tuyến H 0307530/ 2528220 0307869/ 2527603 3.500

Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và rừng thứ sinh trên núi đá vôi.

Hình 3.1: Bản đồ bố trí các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu

Các tuyến điều tra được thực hiện điều tra lặp lại trong thời gian từ ngày 30/6/2013 đến ngày 8/7/2013. Việc điều tra được tiến hành cả ngày bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30. Ngoài ra, với các loài thú ăn đêm, các đợt điều tra bổ xung vào buổi tối cũng được tiến hành.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặc trên đỉnh giông khoảng 30 phút.

Vị trí các tuyến điểm khảo sát, tuyến điều tra và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu (GPS). Trong quá trình điều tra, Thông tin về sự có mặt của loài được ghi nhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, lông, phân, dấu chân, tiếng kêu...Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các bảng điều tra thiết kế sẵn (bảng 3.2) và sổ tay ngoại nghiệp.

Bảng 3.2: Điều tra thú Linh trưởng theo tuyến

Người điều tra:………..Ngày điều tra:……… Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:………. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………... Dạng sinh cảnh:………..

Thời gian Loài Số lượng Dấu hiệu Hoạt động Ghi chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)