+ Giao thông
Tổng số km đường giao thông trong các xã có 304,55 km. Trong đó, hệ thống đường trục xã, liên xã, hệ thống đường liên thôn bản tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các đường liên thôn bản chủ yếu là đước cấp phối hoặc đường đất nên tương đối khó đi lại vào mùa mưa.
+ Thủy lợi
Hiện có trên 100 công trình thuỷ lợi tưới tiêu phục vụ canh tác nông nghiệp trên tất cả khu vực 3 xã. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng cho việc tưới tiêu trên địa bàn. Việc nạo vét, tu sửa kênh thủy lợi hàng năm chưa được quan tâm, dẫn đến một số công trình đã cứng hóa bị xuống cấp, không đáp ứng cho việc cung cấp nước. Nguồn nước tưới chủ yếu là từ nguồn nước tự nhiên, lấy từ các khe suối nên chưa chủ động cho việc tưới tiêu.
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng và phân bố của các loài Linh trưởng tại Khu bảo tồn Khau Ca.
- Xác định được các mối đe dọa đến các loài thú Linh trưởng tại KBT Khau Ca.
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý và bảo tồn lâu dài khu hệ thú Linh trưởng tại Khu bảo tồn Khau Ca.
3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thú Linh trưởng và cộng đồng địa phương tại KBTLVSC Khau Ca.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang trên địa bàn của 3 xã: Xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; xã Minh Sơn, xã Yên Định, huyện Bắc Mê.
3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 15 tháng 03 năm 2013 đến 15 tháng 09 năm 2013.
3.3. Nội dung
1. Nghiên cứu thành phần loài thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu 2. Nghiên cứu phân bố của thú Linh trưởng theo sinh cảnh
3. Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu
4. Nghiên cứu các mối đe dọa đến khu hệ thú Linh trưởng và sinh cảnh của chúng tại khu vực nghiên cứu
5. Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý và bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài
Phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra theo tuyến được sử dụng trong nghiên cứu này.
3.4.1.1. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện trước, giữa và sau nghiên cứu thực địa nhằm làm rõ những thông tin liên quan đến tình trạng quần thể thú Linh trưởng tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang cũng như những tác động của người dân lên quần thể này tại đây. Tuy nhiên, các thông tin phỏng vấn chỉ mang tính chất tham khảo và nó chỉ được khẳng định bằng quá trình điều tra thực địa.
Đối tượng phỏng vấn bao gồm: các cán bộ Kỹ thuật, Kiểm lâm viên, tuần rừng, và người dân địa phương thuộc các xã Minh Sơn, Tùng Bá, và Yên Định. Những người dân được phỏng vấn là những người có kinh nghiệm đi rừng, có sự hiểu biết về rừng, thường xuyên đi rừng tìm kiếm cây thuốc hoặc khai thác gỗ, củi.
Phỏng vấn được thực hiện thông qua các phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn dưới dạng các bộ câu hỏi định hướng và bán định hướng. Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các câu hỏi về thành phần loài, vùng bắt gặp, tình trạng săn bắn của người dân và các hoạt động khác tác động đến các loài linh trưởng. Thông tin về các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 01.
Đề tài đã phỏng vấn 35 đối tượng, chủ yếu là người dân địa phương, tuần rừng và một số cán bộ chủ chốt Thôn, Bản. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài các câu hỏi chuẩn bị sẵn, tranh ảnh về các loài thú Linh trưởng cũng được sử dụng để thu thập thêm thông tin. Ngoài ra, đề tài cũng đã thực hiện ghi nhận lại các mẫu vật thú bị nhân dân địa phương săn bắt đang được nuôi tại nhà hoặc những di vật (xương, sừng, da, lông, vẩy, móng,...) của chúng ở các thôn, các mẫu vật đều được chụp ảnh làm tư liệu. Đối với đối tượng là các cán bộ quản lý, Kiểm lâm, chính quyền địa phương, đề tài thu thập các tài liệu, dữ liệu về hiện trạng rừng, công tác quản lý thú Linh trưởng, các định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng phục vụ các nội dung thực trạng công tác quản lý và là đề xuất các giải pháp bảo tồn của đề tài.
3.4.1.2. Phương pháp điều tra theo tuyến
Mục đích của việc thiết lập và điều tra trên tuyến là xác định thành phần loài, mối quan hệ giữa các loài thú Linh trưởng và sinh cảnh sống của chúng. Ngoài ra, trong quá trình điều tra trên tuyến tiến hành ghi nhận các tác động của con người tới tài nguyên của KBT.
Nguyên tắc lập tuyến: KBLVSC Khau Ca có 3 kiểu địa hình chủ yếu bao gồm: Kiểu địa hình núi trung bình, kiểu địa hình đồi cao, kiểu địa hình thung lũng và 4 kiểu rừng: Rừng trên núi đá vôi, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm núi thấp, rừng thứ sinh nhân
tác. Qua quá trình khảo sát khu vực điều tra, dựa vào điều kiện địa hình, phân chia các trạng thái rừng (theo cách phân chia của T.S Thái Văn Trừng, 1978), phỏng vấn các cán bộ quản lý và người dân địa phương nơi dễ dàng bắt gặp các loài thú Linh trưởng, đề tài tiến hành lập 5 tuyến đi qua các dạng sinh cảnh, địa hình khác nhau. Các thông tin về tuyến điều tra được tổng hợp trong bảng 3.1 và thể hiện ở hình 3.1.
Bảng 3.1: Tổng hợp các tuyến điều tra tại KBTLVSC Khau Ca Tên tuyến Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối Chiều dài (m) Dạng sinh cảnh Tuyến A 0307191/ 2528668 0308634/ 2528137 2.500
Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi và rừng nguyên sinh trên núi đất.
Tuyến B 0306346/ 2528116
0307334/
2528220 3.500
Rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng thứ sinh trên núi đất và rừng nguyên sinh trên núi đất. Tuyến C 0307750/ 2528350 0306284/ 2528139 3.000
Rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng thứ sinh trên núi đất.
Tuyến D 0306827/ 2529076
0306502/
2528711 >3.000
Rừng nguyên sinh trên núi đất và rừng thứ sinh trên núi đất. Tuyến H 0307530/ 2528220 0307869/ 2527603 3.500
Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và rừng thứ sinh trên núi đá vôi.
Hình 3.1: Bản đồ bố trí các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu
Các tuyến điều tra được thực hiện điều tra lặp lại trong thời gian từ ngày 30/6/2013 đến ngày 8/7/2013. Việc điều tra được tiến hành cả ngày bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30. Ngoài ra, với các loài thú ăn đêm, các đợt điều tra bổ xung vào buổi tối cũng được tiến hành.
Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặc trên đỉnh giông khoảng 30 phút.
Vị trí các tuyến điểm khảo sát, tuyến điều tra và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu (GPS). Trong quá trình điều tra, Thông tin về sự có mặt của loài được ghi nhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, lông, phân, dấu chân, tiếng kêu...Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các bảng điều tra thiết kế sẵn (bảng 3.2) và sổ tay ngoại nghiệp.
Bảng 3.2: Điều tra thú Linh trưởng theo tuyến
Người điều tra:………..Ngày điều tra:……… Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:………. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………... Dạng sinh cảnh:………..
Thời gian Loài Số lượng Dấu hiệu Hoạt động Ghi chú
3.4.2. Phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng sinh cảnh rừng Việt Nam. Chẳng hạn, Thái Văn Trừng (1978) đã phân rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Trong khi đó, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) phân chia
thành 9 kiểu rừng chính ở Việt Nam. Kiểu rừng ở đây đồng nghĩa với dạng sinh cảnh.
Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này việc mô tả các dạng sinh cảnh chính ở KBTLVSC Khau Ca, được sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trên tuyến điều tra, dùng máy ảnh chụp lại các dạng sinh cảnh chính này. Quan điểm phân chia như sau: rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đất, rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy. Kết quả ghi nhận về các loài Linh trưởng được tổng hợp trong bảng 3.3 để xác định sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh.
Bảng 3.3: Điều tra loài theo sinh cảnh
Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Thời tiết: ... Địa điểm điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Chiều dài tuyến: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Sinh cảnh: ...
Stt Tên loài Dạng sinh cảnh
A B C D
1 2
Ghi chú: A, B, C, D là các dạng sinh cảnh.
3.4.3. Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa
Khảo sát địa điểm nghiên cứu, phỏng vấn và điều tra trên tuyến, đề tài đã ghi nhận các tác động tiêu cực của con người đến các loài thú Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca như: săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc, khai thác quặng…Các tác động này được đánh giá là
các mối đe dọa đến khu hệ thú Linh trưởng trong khu vực. Tình trạng các mối đe dọa được ghi chép lại theo bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ghi chép về tác động của con người
Địa điểm điều tra: ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số: ... Quãng đường đi: ... Người điều tra: ...
Hoạt động 1. Bẫy 2. Súng
3. Chặt cây trồng thảo quả
4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ) 5. Nương rẫy
6. Khai thác gỗ
7. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 8. Chăn thả gia súc
9. Xây dựng nhà
10. Đường đi lại trong rừng 11. Những hoạt động khác Thời
gian Hoạt động Vị trí*
Hoạt động/
Không hoạt động Ghi chú**
* Kinh độ, vĩ độ (nếu có).
** Bao gồm cả những thông tin về số người, dân tộc, mục đích, nơi trú ngụ, tên,...
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong khu bảo tồn tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa (Margoluis and Salafsky, 2001).
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây đề tài xem xét mối đe dọa đó
ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp. Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được tổng hợp vào bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá các mối đe dọa
Stt Các mối đe dọa Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hưởng Cường độ ảnh hưởng Tính cấp thiết 1 2 … n Tổng
Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất tương ứng với số điểm tổng cao nhất.
3.4.4. Phương pháp đánh giá giá trị của thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu nghiên cứu
Giá trị của thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu được phân chia theo các giá trị: khoa học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp thực phẩm, dược liệu, da, lông, làm cảnh và bảo vệ môi trường dựa vào đặc điểm sinh học. Cơ sở để đánh giá các giá trị này là dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh sách Đỏ IUCN (2013) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ (2006).
3.4.5. Phương pháp nội nghiệp
3.4.5.1. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá
Xác định các loài thú tại thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết có hình vẽ màu của Francis (2001; 2008) và Nadler và Nguyễn Xuân Đặng (2008).
Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2007), Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Groves (2001; 2004). Những tài liệu tham khảo khác được trình bày trong mục tài liệu tham khảo.
3.4.5.2. Sử dụng một số phần mềm xử lý số liệu
Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu đề tài có sử dụng một số phần mềm như Excel, Photoshop và MapInfo. Ví dụ: Excel dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến; Photoshop dùng để chỉnh sửa hình ảnh và MapInfo để thiết kế các tuyến điều tra, xây dựng bản đồ phân bố các loài thú Linh trưởng và bản đồ phân cấp mức độ đe dọa.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần khu hệ thú Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca
Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã ghi nhận sự có mặt của 6 loài thú Linh trưởng thuộc 02 họ (xem chi tiết trong bảng 4.1). Trong số đó có 2 loài được quan sát: Khỉ mốc (Macaca assamensis) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus).
Bảng 4.1: Thành phần các loài thú Linh trưởng tại KBTLVSC Khau Ca
TT Tên loài Nguồn thông tin
Tên phổ thông Tên khoa học QS MV PV TL
I Họ Cu li Loricidae
1 Cu li lớ n Nycticebus coucang + +
2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus + +
II Họ Khỉ Cercopithecidae
3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides + +
4 Khỉ vàng Macaca mulatta +
Khỉ mốc Macaca assamensis + + + +
6 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus + + +
Chú thích: QS: Quan sát; MV: Mẫu vật; PV: Phỏng vấn; TL: Tài liệu.
Sáu loài thú Linh trưởng ghi nhận tại KBTLVSC Khau Ca chiếm 25% tổng số loài thú Linh trưởng hiện có ở Việt Nam. Các loài thú Linh trưởng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loài khá phổ biến ở nước ta, ngoại trừ loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu và có vùng phân bố hẹp.
Hai loài được quan sát được ghi nhận trong khoảng cách tương đối gần. Thông tin về hai loài quan sát được mô tả chi tiết như sau:
Loài Khỉ mốc (Macaca assamensis)
Đàn khỉ mốc được ghi nhận vào thời điểm 16h ngày 05 tháng 07 năm 2013 trên tuyến B tại xã Tùng Bá, huyện Vị xuyên. Trạng thái sinh cảnh nơi ghi nhận là rừng thứ sinh trên núi đá vôi. Tọa độ nơi quan sát là 0307121N/2527764E. Số lượng Khỉ mốc quan sát được là 03 cá thể tuy nhiên căn cứ vào di chuyển của cành cây, ước tính đàn khỉ có khoảng 5 -7 cá thể. Hoạt động chính của đàn Khỉ mốc lúc quan sát được là đang di chuyển và