Các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 48 - 51)

KBTLVSC Khau Ca đặc trưng là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, có 3 sinh cảnh đặc trưng cho vùng sống của các loài thú Linh trưởng. Các sinh cảnh bao gồm:

- Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi - Rừng thứ sinh trên núi đá vôi - Rừng phục hồi sau nương rẫy

4.2.1.1. Sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Có thể nói đây là dạng sinh cảnh có diện tích lớn nhất trong khu vực. Ở đây chủ yếu có loại cây thường xanh lá rộng thuộc họ Tiliaceae: (Excentrodendron tonkznensis), Ericaceae (Rhododendron spp.), Illiciaceae (Illicium spp.), Euphorbiaceae

(Pometia spp., Pometia spp., Vernicia spp.),Aceraceae (Acer spp.),Araliaceae

(Schefflera spp.), Fagaceae (Quecus spp.), Poaceae, Asteraceae, Malpighiaceae và Oleaceae. Đây là dạng sinh cảnh ít bị tác động, hiểm trở, và ưa thích của loài Voọc mũi hếch, Khỉ mốc, Khỉ mặt đỏ.... Cụ thể, hai đàn Voọc mũi hếch đã được ghi nhận vào hai ngày là 02/7/2013 và ngày 05/7/2013 tại xã Tùng Bá. Số lượng cá thể của mỗi đàn khoảng từ 10 đến 30 cá thể.

Ngoài ra theo kết quả phỏng vấn, đây là dạng sinh cảnh phổ biến nhất trong khu vực, và là môi trường sống thuận lợi cho các loài linh trưởng bao gồm cả Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Cu li lớn và Cu li nhỏ.

4.2.2.2. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi

Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi là dạng sinh cảnh phổ biến ở khu vực xã Tùng Bá. Rừng có trữ lượng và độ che phủ thấp, thường có hai tầng tán chính; tầng trên có chiều cao từ 12 - 15 mét với ưu hợp phổ biến là Giổi, Pơ mu, Nghiến,... tầng dưới chủ yếu là các loài Chòi mòi, Nhò vàng, Ô rô,...

Hình 4.3: Sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, ở đây có các vách đá có thể là nơi cư trú cho các loài khỉ và một số loài động vật hoang dã khác như Sơn dương. Trên dạng sinh cảnh này, một đàn

Khỉ mốc Hình 4.4: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi với số lượng 5 -7 cá thể được ghi nhận vào ngày 05/7/2013 trên địa bàn xã Tùng Bá. Các loài khỉ khác vẫn chưa được phát hiện trên dạng sinh cảnh này mặc dù theo người dân địa phương có bắt gặp. Trong quá trình điều tra, các dấu vết ăn lá và quả cây, dấu phân cũng được ghi nhận trong sinh cảnh này, tuy nhiên, rất khó có thể khẳng định các dầu vết này thuộc về loài Khỉ nào.

Dạng sinh cảnh này đã và đang chịu tác động bởi các hoạt động của con người như: trồng ngô, sắn và rau,...với các mức độ khác nhau.

4.2.2.3. Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy

Nguyên nhân hình thành sinh cảnh này là do khai thác rừng làm nương rẫy hoặc đốt rừng làm nương rẫy. Dạng sinh cảnh này chủ yếu là cây bụi, độ tàn che thấp, thành phần các loài động vật ở đây nghèo nàn.

Sinh cảnh này thường gặp ở gần nơi dân cư sinh sống trong tất cả các khu vực của Khu bảo tồn, do vậy mà mức độ tác động của người dân với khu vực này là rất lớn. Tuy nhiên theo thông tin phỏng vấn, ở dạng sinh cảnh này thường thấy xuất hiện các loài Cu li (Nycticebus sp), một số nương ngô của người dân thường bị các đàn Khỉ ra phá vào mùa thu bắp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh khau ca, tỉnh hà giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)