Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 36)

* Tổng quát:

Vùng đệm KBT có 5 xã, 50 thôn bản, với 30.957 nhân khẩu/6.603 hộ gia đình, có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu: Theo nguồn số liệu năm 2012, dân tộc Thái chiếm 90,08%, dân tộc kinh chiếm 9,92% và tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 2,01%, tỷ lệ đói nghèo là 67% cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh Thanh Hoá, cũng như so với toàn quốc. Đây là một con số lớn gây sức ép đối với tài nguyên trong KBT. Cộng đồng nhân dân vùng đệm sống phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ở các thôn bản nằm giáp ranh giới KBT. Đồng bào thường quen sống dựa vào tài nguyên rừng, sản phẩm rừng hiện nay vẫn là theo những nhu cầu của xã hội. Do vậy những lúc thiếu hụt lương thực, thiếu tiền hay nông nhàn họ thường vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và buôn bán. Những hoạt động hai thác gỗ, củi và các sản phẩm phi gỗ đã đe doạ trực tiếp đến sinh cảnh rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với vùng cư trú của động vật hoang dã, tính bền vững đa dạng sinh học của KBT.

Đời sống người dân trong vùng còn nhiều khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp và bấp bênh, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, giá trị sản phẩm thấp. Theo niêm yết thống kê huyện Thường Xuân năm 2012, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 126.460 đồng/tháng, dưới mức đói nghèo theo tiêu chí mới. Đặc biệt các xã trong vùng đều thuộc diện nhận đầu tư theo chương trình 30a của Chính Phủ là Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm.

26

Hình 3.4. Cộng đồng thôn bản vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên

* Sản xuất Nông lâm nghiệp:

Đối với cộng đồng, các lợi ích do bảo tồn mang lại chưa nhiều, sự hiểu biết về bảo tồn và tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân còn hết sức hạn chế, đặc biệt đối với các dân tộc ít người. Mặc dù cũng đã có sự hỗ trợ tốt từ hệ thống khuyến nông từ huyện đến xã, nhưng người dân vẫn còn thiếu hiểu biết về kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất. Ngân hàng chính sách xã hội cho vay để phát triển sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ. Phần lớn người dân sử dụng vốn không hiệu quả do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về khoa hoc, kỹ thuật hạn chế. Mùa vụ chính trong khu vực này là lúa nước, ngoài ra còn có sắn, ngô, gà, lợn, dê, bò và trâu. Dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn xảy ra hàng năm do người dân không thực hiện biện pháp tiêm phòng đầy đủ.

27

Phụ nữ tham gia những công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp và việc gia đình, đáng lưu tâm hơn là họ chưa tham gia một cách chính thống vào các hoạt động trong thôn xã tổ chức. Đàn ông tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp và họ mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến. Quá trình tham vấn cộng đồng đã tổ chức những cuộc họp riêng với phụ nữ để họ mạnh bạo hơn khi trình bày những ý kiến về các vấn đề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn.

Hệ thống canh tác chưa hợp lý, chăn nuôi phát triển chậm, chưa cân đối với trồng trọt, chăn nuôi còn mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ. Ngành trồng trọt bố trí cây trồng cũng chưa hợp lý giữa các vùng, vốn đầu tư còn hạn chế. Dịch vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, người dân còn phải mua vật tư, phân bón giá cao trong khi lại bán nông sản với giá thấp.

* Thu nhập tiền mặt:

Theo số liệu tính toán dựa vào hệ thống câu hỏi phỏng vấn thì thu nhập bình quân của các hộ khá giả là 14,8 triệu đồng/năm, hộ trung bình là 8,7 triệu đồng năm và hộ nghèo khoảng 3 triệu đồng/năm.

28

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)