Thực trạng các hoạt động GDBT đã triển khai ở Khu BTTN Xuân Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 64)

Qua kết quả điều tra tại Khu BTTN Xuân Liên, đề tài đã xác định được có 2 chương trình GDBT được thực hiện chủ yếu tại KBT từ khi thành lập đến nay là: Chương trình GDBT trong trường học và chương trình GDBT cho cộng đồng (Bảng 4.7)

42

Bảng 4.7: Các chương trình giáo dục bảo tồn đã thực hiện tại KBT

STT Chương

trình

Đối

tượng Nội dung

Đơn vị tổ chức

Thời gian

I Chương trình GDMT trong trường học

1 Tổ chức cuộc thi “em yêu rừng xanh quê em” Học sinh tiểu học và THCS xã Xuân Cẩm - Tìm hiểu kiến thức về Khu BTTN Xuân Liên, về tài nguyên rừng trong KBT.

- Kêu gọi trách nhiệm về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường DED (GIZ) và Khu BTTN Xuân Liên 2009 2 Thành lập 5 câu lạc bộ bảo tồn “câu lạc bộ xanh” tại 5 trường cấp II trên địa bàn vùng đệm KBT Học sinh cấp II tại 5 xã vùng đệm (10 em/1 câu lạc bộ).

- Nâng cao nhận thức cho các em học sinh về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền về tầm quan trọng của tài

nguyên rừng trong KBT, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

KBT và Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF) 2012 II Chương trình GDMT cho cộng đồng 1 Phát hành lịch tranh Người dân địa phương 5 xã vùng đệm

Tuyền truyền hoạt động của KBT và kêu gọi bảo vệ tài nguyên rừng KBT. GIZ và KBT 2008- 2010 2 Phát hành tờ rơi, tờ gấp Người dân thôn Vịn, xã Bát Mọt

- Tuyền truyền hoạt động của KBT, gía trị đa dạng sinh học và vai trò của KBT.

- Kêu gọi bảo vệ tài nguyên rừng KBT.

GIZ và KBT

2008- 2010

43

3

Xây dựng quy ước thôn bản. Người dân địa phương xã Bát Mọt và Yên Nhân

Tuyền truyền hoạt động của KBT và kêu gọi bảo vệ tài nguyên rừng KBT. KBT 2006 - 2010 4 Thành lập và duy trì hoạt động của Tổ bảo lâm (Tổ tuần rừng) Các hộ nhận khoán Dự án 661 và BQL thôn bản

- Tuyên truyền bảo vệ rừng KBT. - Tổ chức tuần tra rừng, PCCCR trên toàn bộ diện tích nhận khoán và cùng với lực lượng Kiểm lâm KBT tổ chức tuần tra rừng các khu vực trọng điểm trên địa bàn khi có yêu cầu

KBT (từ nguồn kinh phí bảo vệ rừng DA 661) 2001 - 2011 5 Họp thôn bản, ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR. Các hộ gia đình ở các thôn bản của 5 xã vùng đệm

Họp thôn tuyên truyền về các chủ trương chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR. Kiểm lâm viên địa bàn ở các Trạm KL của KBT 2000 – 2012. 6 Xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền giữa BQL với Mặt trận Tổ quốc xã MTTQ xã Bát Mọt

- Tuyên truyền về bảo vệ rừng, giá trị đa dạng sinh học của KBT KBT và MTTQ xã Bát Mọt 2009

44

Qua bảng 4.7 cho thấy các hoạt động GDMT tại KBT được xen kẽ trong các năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương thông qua các hình thức tuyên truyền khác nhau. Nhìn chung các hoạt động GDBT đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cộng đồng địa phương hầu hết đều biết đến các hoạt động bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển vùng đệm của KBT. Để đánh giá cụ thể các chương trình GDBT đã được thực hiện tại KBT, đề tài trình bày cụ thể theo các nội dung sau:

4.2.1. Chương trình GDBT trong trường học

4.2.1.1. Tổ chức cuộc thi “em yêu rừng xanh quê em”

Hoạt động này được tổ chức một lần vào năm 2009 cho học sinh Tiểu học và THCS của xã Xuân Cẩm từ nguồn kinh phí tài trợ của Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức DED nay là GIZ. Chương trình đã thu hút được gần 300 em học sinh tham gia và hưởng ứng rất tích cực. Các em rất phấn khởi khi được tham gia chương trình, một bộ phận không nhỏ các em có hiểu biết rất tốt về KBT, tầm quan trọng của KBT, tài nguyên rừng trong KBT và bảo vệ môi trường. Thông qua cuộc thi, nhiều em học sinh đã có biểu hiện tích cực bằng hành động của mình như báo tin cho cán bộ KBT biết về một số trường hợp người dân trong thôn bản săn bắn động vật rừng và khai thác rừng trái phép. Đề tài nhận thấy các hoạt động trên là khá phù hợp để nhân cao nhận thức bảo tồn cho các em học sinh, thông qua đó để tác động lên các đối tượng phụ huynh học sinh để họ có hành động tích cực hơn với công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hoạt động trên mới chỉ thực hiện ở 1 xã/5 xã vùng đệm với 1 lần duy nhất (năm 2009) do không kêu gọi được nguồn kinh phí tài trợ và cũng chưa có được phương pháp để nhân rộng hiệu quả ra các địa phương còn lại, cũng như nhân rộng ra các đối tượng khác. Nội dung của chương trình mới chủ yếu là tìm hiểu thông tin, vai trò, giá trị đa dạng sinh học của KBT, thông tin về tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường chứ chưa có sự giáo dục những hành động, hành vi bị cấm và kêu gọi mọi người cùng chung tay hành động để ngăn chặn.

45

4.2.1.2. Thành lập 5 câu lạc bộ bảo tồn “câu lạc bộ xanh” tại 5 trường cấp II trên địa bàn vùng đệm KBT

Hình 4.2. Lễ ra mắt câu lạc bộ bảo tồn đa dạng sinh học trong trường học

Hoạt động này được triển khai thực hiện vào đầu năm 2012 từ nguồn kinh phí của Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF), dự án đã thành lập được 5 câu lạc bộ bảo tồn “câu lạc bộ xanh” tại 5 trường cấp II trên địa bàn vùng đệm KBT. Thông qua các hoạt động của câu lạc bộ nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên rừng trong KBT, tài nguyên thiên nhiên và kêu gọi cùng nhau hành động.

Hoạt động trên đã mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Tuy nhiên hoạt động của các câu lạc bộ vẫn rất đơn điệu, bị động, không đổi mới trong hình thức hoạt động và phụ thuộc vào kinh phí của dự án, cũng như sự đôn đốc và giám sát của cán bộ Ban quản lý KBT. Mặc khác hình thức này chưa được nhân rộng ra các đối tượng là học sinh cấp III, nông dân, cán bộ công nhân viên chức nhà nước của các cơ quan tổ chức đóng gần KBT.

46

Hoạt động của câu lạc bộ mới chỉ dừng lại ở các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, thu gom rác thải trong trường và nơi công cộng, trồng rừng mà chưa có hành động cụ thể của chính các em, cũng như kêu gọi được gia đình các em tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng.

4.2.2.Các chương trình GDBT cho cộng đồng địa phương

47

Hình 4.3. Lịch năm mới và các loại tờ rơi tờ gấp tuyên truyền về Khu BTTN Xuân Liên.

48

Kết quả nhận được của hoạt động có nhiều tích cực, cộng đồng địa phương đánh giá rất cao bởi tính hữu ích, dễ hiểu và thực tế của sản phẩm. Người dân vừa có lịch mới để xem không phải mất tiền, vừa có hình ảnh trực quan sinh động, gây được sự chú ý của nhiều người. Qua đó có thể quảng bá và nhắn gửi thông tin đến nhiều đối tượng ở những địa phương khác. Chương trình này đã có tác dụng rất lớn tới các hộ gia đình trong việc tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Các nội dung, hình ảnh của các loại tờ rơi tờ gấp thì cộng đồng địa phương đã nắm những thông tin về vai trò, giá trị đa dạng sinh học, tài nguyên rừng KBT. Tuy nhiên chương trình này cũng mới chỉ thực hiện được trong 3 năm (2008 – 2010) do thiếu nguồn kinh phí tài trợ, một số hình ảnh chưa thực sự gần gũi với đồng bào dân tộc Thái (chiếm 90,08% dân số). Cách làm trên cũng đã được áp dụng thực hiện tại KBT loài sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang, KBT Pù Luông - Thanh Hoá, bước đầu cũng mang lại hiệu quả đáng khích lệ đó là người dân đã nắm được các thông tin về KBT, cũng như tài nguyên trong khu vực...Tuy nhiên tồn tại chung của của các chương trình này là đều chưa thực sự chú trọng đến nữ giới, cũng như phân chia để thiết kế riêng cho từng lứa tuổi, trình độ học vấn, chưa quan tâm đến nhóm đối tượng là thợ săn nhằm cung cấp cho thông tin về những hành vi bị cấm và những quy định của pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm này để răn đe, thức tỉnh họ.

Qua điều tra đánh giá và phỏng vấn, đề tài nhận thấy đây là công cụ tuyên truyền, GDBT mang lại hiệu quả cao và thông tin có thể đến được với tất các các nhóm đối tượng khác nhau. Chương trình này cần có giải pháp khôi phục và phát huy trong tương lai, đồng thời cũng đổi mới cả hình thức, nội dung, đối tượng của các loại ấn phẩm này.

49

4.2.2.2. Xây dựng quy ước thôn bản

Các nội dung cơ bản của bản quy ước như: Không được chăn thả gia súc, gia cầm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, không được chặt phá rừng bừa bãi trong rừng khoanh nuôi, không bẫy bắt thú rừng...bảo vệ động vật hoang dã vì cuộc sống xanh –sạch – đẹp, mỗi hộ gia đình tiết kiệm củi và tham gia chương trình trồng cây lấy củi, bảo vệ môi trường... .

Các bảng quy ước thôn bản mang lại nhiều hiệu quả tích cực, được người dân địa phương tích cực ủng hộ, coi đó là những nghĩa vụ và tránh nhiệm của mỗi người và mỗi hộ gia đình đối với thôn bản nói chung và khu bảo tồn nói riêng. Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay KBT mới chỉ phối hợp với chính quyền địa phương vùng đệm xây dựng quy ước thôn bản cho 4 thôn thuộc 2 xã/5 xã vùng đệm (2006 – 2010), chưa triển khai nhân rộng được ra các thôn bản khác do bản quy ước đang còn mang nặng tính hình thức, chưa vận hành hiệu quả, chưa ràng buộc rõ ràng được trách nhiệm của người dân cũng như chưa có cơ chế giám sát và có chế tài đủ mạnh để thực sự mang lại hiệu quả.

4.2.2.3. Thành lập và duy trì hoạt động của Tổ bảo lâm (Tổ tuần rừng)

Từ năm 2001 đến năm 2011, KBT đã thành lập và duy trì hoạt động của 12 Tổ bảo lâm trên 12 thôn bản của 5 xã vùng đệm bởi nguồn kinh phí của dự án 661. Các thành viên của mỗi tổ được lựa chọn từ các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng, có sức khoẻ, nhiệt tình với công việc thôn bản và do Trưởng thôn hoặc phó thôn làm tổ trưởng. Hoạt động chính của tổ bảo lâm là tham gia tuyên truyền bảo vệ rừng KBT, tổ chức tuần tra rừng, PCCCR trên toàn bộ diện tích nhận khoán và cùng với lực lượng Kiểm lâm KBT tổ chức tuần tra rừng các khu vực trọng điểm trên địa bàn khi có yêu cầu. Ban quản lý

50

KBT giao khoán cho mỗi tổ nhận khoán bảo vệ rừng một phần diện tích nhận khoán của mỗi thôn để lấy kinh phí hoạt động cho các tổ này.

Trong những năm qua, các Tổ bảo lâm đã hoạt động tương đối hiệu quả, cùng với lực lượng Kiểm lâm của KBT ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, làm tốt công tác PCCCR trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá thì năm 2011 không có vụ cháy rừng nào xảy ra, số vụ vi phạm Luật BVPTR giảm 16 vụ so với năm 2010 trên địa bàn KBT quản lý. Các thành viên của Tổ bảo lâm là những người lớn lên từ rừng và sống gần gũi với rừng nên họ có khả năng nắm bắt thông tin trong khu vực rất tốt, đồng thời cung cấp nhiều thông tin kịp thời có giá trị về các đối tượng, các tụ điểm khai thác, săn bắn trái phép cũng như phối hợp tốt với lực lượng Kiểm lâm để ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm theo quy định.

Tuy nhiên từ năm 2012 đến nay các Tổ bảo lâm đã không còn hoạt động do thiếu kinh phí (Dự án 661 đã kết thúc), mức giao khoán thấp nên chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia. Một điều hết sức quan trọng mà đề tài phát hiện ra đó là KBT chưa thu hút được người dân tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với tư cách là nghề của mình. Nguyên nhân chính là do họ chưa được chia xẻ lợi ích từ việc bảo vệ phát triển rừng, chưa có cơ chế và chưa được chia xẻ lợi ích từ các nguồn lâm sản phụ trong các phân khu được phép khai thác, chưa có cơ chế kiểm tra giám sát cụ thể hoạt động của Tổ bảo lâm, cũng như KBT chưa thực hiện được nhiều chương trình tạo sinh kế cho họ một cách bền vững. Điều này là vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng trong tương lai.

4.2.2.4. Họp thôn bản, ký cam kết bảo vệ rừng, quản lý cưa xăng và PCCCR

Từ khi thành lập đến nay KBT đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn ở các Trạm KL phối hợp với chính quyền địa phương ở các xã vùng đệm phụ trách tổ

51

chức họp thôn tuyên truyền về các chủ trương chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR theo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc lồng ghép trong các cuộc họp khác của thôn bản. Hoạt động này được chính quyền địa phương ủng hộ, người dân nhiệt tình tham gia. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá thì Khu BTTN Xuân Liên đã vận động, đưa vào quản lý cộng đồng trên 100 cưa xăng các loại và cùng với cộng đồng xây dựng được quy định, quy chế sử dụng cụ thể. Đây cũng là hoạt động cần phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện đang còn nặng tính hình thức chứ chưa ràng buộc được nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân cũng như không mang lại lợi ích gì cho họ. Cách làm này cũng đã được KBT loài sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang và một số KBT khác trong cả nước thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa ràng buộc được trách nhiệm của cộng đồng, đồng thời những khu vực trên còn chưa lồng ghép được việc quản lý cưa xăng, thu hồi súng săn vào quy ước thôn bản... Những tồn tại nêu trên cần được khắc phục trong việc xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn trong tương lai.

4.2.2.5 Xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền giữa BQL với MTTQ xã

KBT đã xây dựng và thực hiện được chương trình phối hợp tuyên truyền với MTTQ xã Bát Mọt về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học (2009). Chương trình này bước đầu đã mang lại hiệu quả, đã thực hiện sâu rộng tới các thôn bản của xã Bát Mọt, người dân trong thôn bản đã nắm được các thông tin và vai trò của Khu bảo tồn, giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên của KBT, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ nó. Hiệu quả chương trình mang lại là do các thành viên trong MTTQ xã hầu hết là người cao tuổi ở các thôn bản, những người có tiếng nói trong các dòng họ nên họ tuyên truyền rất tốt cho con cháu của họ.

52

Tuy nhiên chương trình này mới chỉ thực hiện được ở 1/5 xã vùng đệm, chưa có đánh giá cụ thể, chưa nhân rộng ra các xã khác, cũng như MTTQ huyện và các ngành, đoàn thể khác ở trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)