Hiện có rất đông dân cư sinh sống trong khu vực vùng đệm của KBT nhưng vẫn còn một số lượng không nhỏ chưa nhận thức tốt, hiểu hết về tầm quan trọng của KBT đối với cuộc sống cộng đồng. Cng đồng thường phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại KBT nên chính họ đã tạo sức ép rất lớn tới KBT. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức người dân địa phương về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên thông qua các chương GDBT như:
4.4.3.1. Rà soát, sửa đổi bổ sung nội dung của các quy ước thôn bản đã xây dựng trước đây tại các thôn bản của 2 xã Yên Nhân, Bát Mọt
Trên cơ sở bản quy ước của các thôn bản đã được xây dựng trước đây, tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung lại sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện thực tế hiện nay.
- Tổ chức thực hiện: Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên phối hợp với chính quyền địa phương các xã để tổ chức các cuộc họp thôn lấy ý kiến của người dân. Thống nhất nội dung và chính quyền địa phương cấp huyện phê chuẩn để thực hiện.
4.4.3.2. Nhân rộng việc xây dựng quy ước thôn bản
- Mục đích: Lồng ghép các quy định về bảo vệ rừng vào hương ước thôn bản để gắn trách nhiệm của cộng đồng vào việc bảo tồn thiên nhiên.
- Đối tượng: Cộng đồng dân cư 3 xã Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân.
- Nội dung: Tiến hành xây dựng quy ước thôn bản cho các thôn của 3 xã Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân.
Trong quy ước, bổ sung một số điều khoản về trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ rừng KBT.
63
- Tổ chức thực hiện: Ban quản lý KBT phối hợp với chính quyền địa phương các xã để tổ chức các cuộc họp thôn lấy ý kiến của người dân. BQL thống nhất nội dung và phối hợp chính quyền địa phương cấp huyện phê chuẩn để thực hiện tại tất cả các thôn bản còn lại.
4.4.3.3. Phát hành lịch tuyên truyền vào dịp Tết hàng năm
Đây là hoạt động rất thực tế và mang lại hiệu quả cao; Khu BTTN Xuân Liên trên cơ sở nguồn kinh phí được trang cấp hàng năm, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để phát hành lịch Tết mỗi năm, các hình ảnh trên tờ lịch lồng ghép các hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ rừng và BTTN, sao cho thống nhất 1 tờ lịch Tết của địa phương và KBT, tránh trường hợp UBND, HĐND, MTTQ, Hội phụ nữ… của huyện xã đều có 1 tờ lịch Tết riêng như hiện nay. Các hình ảnh, thông tin tuyên truyền phải phù hợp với thành phần dân tộc, đặc điểm của địa phương và gần gũi với cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái (chiếm trên 90% dân số)
4.4.3.4. Duy trì hoạt động của các Tổ bảo lâm
Trên cơ sở các Tổ bảo lâm đã được thành lập trước đây, tiến hành kiện toàn lại các thành viên và quy chế hoạt động. Đồng thời xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chia xẻ lợi ích cho cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn để tạo sinh kế bền vững cho họ, coi bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là một nghề của họ. Nội dung này được thực hiện qua việc thu hái lâm sản phụ, quy hoạch khu chăn thả gia súc tại các khu vực quy định..., chia xẻ lợi ích từ nguồn phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, chia xẻ lợi ích từ nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính cho việc cung cấp thông tin, cũng như sự tham gia của các thành viên Tổ bảo lâm (Tổ tuần rừng) trong việc bắt giữ các đối tượng khai thác, săn bắn trái phép, tham gia PCCCR trong khu vực được giao quản lý
64
4.4.3.5. Rà soát lại nội dung, hiệu quả của các bản cam kết bảo vệ rừng, PCCCR để cùng với thôn bản chỉnh sửa, bổ sung hoặc ký cam kết mới
Các bản cam kết phải có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của thôn bản, thành phần dân tộc, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của cộng đồng…Điều cơ bản nhất là phải ràng buộc được trách nhiệm của các hộ gia đình trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
4.4.3.6. Nhân rộng chương trình phối hợp truyên truyền với Mặt trận Tổ quốc của 4 xã còn lại (Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân)
Xây dựng và thực hiện được chương trình phối hợp tuyên truyền với MTTQ của 4 xã còn lại gồm Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm va Vạn Xuân về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. Đây là chương trình tuyên truyền tương đối hiệu quả, bởi các thành viên trong MTTQ xã hầu hết là người cao tuổi ở các thôn bản, những người có tiếng nói trong các dòng họ nên họ tuyên truyền rất tốt cho con cháu của họ.
4.4.3.7. Xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền với Phòng văn hoá huyện Thường Xuân để tổ chức các buổi chiếu phim tuyên truyền lưu động theo định kỳ, kết hợp với giao lưu văn hoá văn nghệ với cộng đồng thôn bản vùng đệm
- Mục đích:
+ Nhằm thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn với cộng đồng, qua đó làm xoa dịu các mâu thuẫn giữa bảo tồn với các áp lực về sinh kế của người dân góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDBT trong cộng đồng.
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học và vai trò của KBT. Qua đó để họ thấy được trách nhiệm của họ trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường ở ngay thôn bản mình. Từ đó thức tỉnh được họ để họ không thực hiện các hoạt động, hành vi, việc làm gây ảnh hưởng xấu tới
65
tài nguyên, đa dạng sinh học và môi trường trong khu vực nữa.
- Nội dung: Kết hợp giao lưu văn hoá văn nghệ nhân các ngày lễ lớn của Đất nước, các lễ hội của địa phương và chiếu các bộ phim về rừng, môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, vai trò của Khu BTTN Xuân Liên; các nội dung này nên được thực hiên theo 2 thứ tiếng (Kinh và Thái) để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
4.4.3.8. Xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền với Đài phát thanh và truyền hình huyện Thường Xuân
Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền với Đài phát thanh và truyền hình huyện Thường Xuân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học và vai trò của KBT…, cung cấp các thông tin, chủ trương chính sách pháp luật về rừng và đất lâm nghiệp. Đồng thời phối hợp xây dựng các phóng sự, bản tin phát thanh theo định kỳ và được thực hiện theo 2 thứ tiếng (Thái, Kinh). Các nội dung biên tập sao cho dễ hiểu và gần gũi với cuộc sống thường ngày của cộng đồng, cũng như thuần phong mỹ tục của họ. Đề tài thiết nghĩ đây là hình thức giáo dục bảo tồn rất hữu ích cần được triển khai thực hiện ngay trên địa bàn.
4.4.3.9. Phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng các biển quảng cáo lớn về KBT trên các tuyến đường chính của huyện, đường mòn Hồ Chí Minh đoạn chạy qua huyện Thường Xuân
KBT cần cân đối hoặc thu hút các nguồn kinh phí để xây dựng các biển quảng cáo lớn trên các tuyến đường chính của huyện và đường mòn HCM đoạn chạy qua huyện Thường Xuân để quảng bá các thông tin về KBT, giá trị đa dạng sinh học, chức năng nhiệm vụ và quảng bá, phát triển du lịch sinh thái của KBT. Qua đó để kêu gọi người dân tham gia vào công tác bảo vệ
66
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và thu hút phát triển du lịch sinh thái, tạo sinh kế cho người dân
4.4.3.10. Các giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững của các chương trình GDBT tại Khu BTTN Xuân Liên
Để thực hiện có hiệu quả các chương trình GDBT tại Khu BTTN Xuân Liên trong thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Cùng với nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, KBT cần quan tâm thu hút các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ (có thể kết nối thông qua các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ đang làm việc tại KBT...), các tổ chức trong nước để phát triển kinh tế vùng đệm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chia xẻ lợi ích cho cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn để tạo sinh kế bền vững cho họ, coi bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là một nghề họ như việc thu hái lâm sản phụ, quy hoạch khu chăn thả gia súc tại các khu vực quy định.... KBT cũng nên chia xẻ lợi ích từ nguồn phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và chia xẻ lợi ích từ nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính cho việc cung cấp thông tin, cũng như sự tham gia của các thành viên Tổ bảo lâm (Tổ tuần rừng) trong việc bắt giữ các đối tượng khai thác, săn bắn trái phép, tham gia PCCCR trong khu vực được giao quản lý.
- Việc xây dựng các chương trình GDBT cũng như các ấn phẩm tuyên truyền... trong công tác BTTN cần phải có sự tham vấn của cộng đồng để mang lại hiệu quả cao nhất.
67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã thu được, đề tài rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, về đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng liên quan đến GDBT, đề tài xác định được khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống chính của người Thái, điều kiện kinh tế của họ rất khó khăn với cuộc sống vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên khu vực, cả rừng địa phương và rừng của KBT, tỉ lệ hộ nghèo 67% là khá cao, cao hơn cả mức trung bình của cả nước.
Thứ hai, về thực trạng và nguyên nhân biến đổi tài nguyên của KBT liên quan đến cộng đồng. Đề tài xác định được có một số hoạt động có ảnh hưởng tốt đến tài nguyên đó là thu nộp súng săn và giấy xin phép khai thác gỗ làm nhà. Về các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên KBT, đề tài xác định được bao gồm: Khai thác gỗ trái phép, săn bắn và đánh bắt, nguy cơ cháy rừng, chăn thả gia súc trái phép, ảnh hưởng của các giá trị vùng biên.
Thứ ba, về đặc điểm nhận thức bảo tồn của cộng đồng, người dân và các em học sinh có nhận thức tương đối tốt về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và KBT. Tuy nhiên, mức độ nhận thức có sự khác biệt theo giới tính, trình độ chuyên môn, thành phần dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập.
Thứ tư, về thực trạng hoạt động GDBT tại Khu BTTN Xuân Liên, hiện tại nơi đây đã có 2 chương trình GDBT chính là: GDMT trong trường học và giáo dục môi trường trong cộng đồng.
Thứ năm, đề tài cũng đã phân tích được một số yếu tố thuận lợi và khó khăn, nêu lên được cơ hội và thách thức cho công tác bảo tồn của khu vực nghiên cứu.
Cuối cùng, Trên cơ sở thực trạng và phân tích công tác GDBT tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường công tác GDBT tại Khu BTTN Xuân Liên bao gồm:
68
- Chương trình GDBT dành cho đối tượng là học sinh.
- Chương trình GDBT dành cho đối tượng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước của các cơ quan, tổ chức đóng gần KBT.
- Chương trình GDBT dành cho cộng đồng
Đồng hành cùng với các chương trình trên là các giải pháp, chương trình đảm bảo tính bền vững: Tạo sinh kế, xây dựng cơ chế chia xẻ lợi ích trong sử dụng tài nguyên, thu hút các nguồn kinh phí, tham vấn cộng đồng…
2. Tồn tại
Đề tài được thực hiện có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng địa phương tại Khu BTTN Xuân Liên. Kết quả của đề tài sẽ là những tài liệu quan trọng giúp KBT thực hiện tốt hơn nữa công tác GDBT cho cộng đồng dân cư vùng đệm KBT. Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài khá lớn nên đề tài gặp nhiều khó khăn trong thu thập số liệu, phỏng vấn, họp dân....Bên cạnh đó, chưa bao quát hết được các các chỉ tiêu đánh giá.
3. Kiến nghị
- Cần tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu đánh giá về nhận thức của cộng đồng trong phạm vi rộng hơn ở tất cả các thôn còn lại của các xã vùng đệm KBT.
- Thực hiện việc thu thập thêm thông tin về nhu cầu bảo tồn của người dân tại vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp bảo tồn có hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học, Cộng nghệ và Môi Trường (2000), Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập Khu bảo tồn Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam (1999), Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hoá và Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế ( FFI) – Chương trình Việt Nam.
3. Nguyễn Việt Dũng et al. (2007), Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên.
4. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Văn Luận& Đậu Ngọc Công (2009), Hướng dẫn phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong trường học, Trung tâm con người và thiên nhiên.
5. Matarasso, M.S.et al. (2004), Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng 4th ed, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
6.Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006, quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, từ rừng Việt Nam.
7. Nguyễn Ngọc Thắng (2007), Đánh giá hiện trạng tiêu thụ động vật hoang dã và nhận thức của người dân về các khu bảo tồn thiên nhiên, Quảng Trị: Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên.
8. Nguyễn Thị Nhài (Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Lâm nghiệp 2010), Đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang.
9. Phạm Anh Tám (Luận văn tôt nghiệp Thạc sỹ Lâm nghiêp 2006), Nghiên cứu giải pháp đồng quản lý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá.
10. Vũ Văn Cần, Hoàng Liên, Lê Văn Cường và Đỗ Thị Hường (2007), Đánh giá chất lượng kế hoạch quản lý, phát triển rừng do cộng đồng xây dựng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát triển thôn bản ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
11. Uỷ ban nhân dân xã Bát Mọt, (2012), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2011.
12. Uỷ ban nhân dân xã Yên Nhân, (2012), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2011.
13. Uỷ ban nhân dân xã Lương Sơn, (2012), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2011.
14. Uỷ ban nhân dân xã Xuân Cẩm (2012), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2011.
15. Uỷ ban nhân dân xã Vạn Xuân, (2012), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2011.
16. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ