Các xã vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên nằm trong vùng biên giới Việt – Lào, là một vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những khu vực sinh sống chính của người Thái, điều kiện kinh tế của họ rất khó khăn với cuộc sống vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên khu vực, cả rừng địa phương và rừng của KBT. Điều này đã gây ra nhiều đe dọa ưu tiên giải quyết cho KBT. Vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn do tốc độ tăng dân số ở địa phương là 2%, tỉ lệ đói nghèo/hộ 67% là khá cao. (Theo số liệu của huyện Thường Xuân, điều tra sử dụng TNTN và các cuộc điều tra kinh tế - xã hội). Tỉ lệ này cao hơn mức trung bình không những của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước. Tỉ lệ nghèo đói cao cộng với thiếu kỹ năng mới và các hoạt động tạo thu nhập thay thế có liên hệ với việc xâm lấn vào khu bảo tồn và sự suy thoái tổng thể của các tài nguyên của KBT. Những hoạt động này bao gồm việc săn bắn động vật hoang dã, khai thác trái phép các lâm sản quý hiếm. Có những vấn đề chính có thể liệt kê như sau:
- Tập tục thô sơ và lạc hậu của người dân địa phương đang khiến cho lâm sản ngày càng suy kiệt.
Đất rừng và đa dạng sinh học của KBT bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đường dọc biên giới KBT và xây dựng công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt. Điều này cũng tạo điều kiện hơn cho việc săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức những nguồn lâm sản có giá trị.
29
Phụ nữ được đề tài xác định là một nhóm mục tiêu đặc biệt đối với việc cải thiện các mối quan hệ quản lý và thúc đẩy hợp tác với cộng đồng vùng đệm. Phụ nữ có trách nhiệm chính đối với nhiều công việc trong gia đình, trong đó có cả chăm sóc trẻ đồng thời là người tham gia chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù không có thôn bản nào nằm trong KBT, nhưng phụ nữ vẫn là một bên liên quan chính của KBT với tư cách là nhóm đối tượng thác củi và một số lâm sản phi gỗ khác trong KBT.
Phụ nữ cũng đã tham gia và cũng có tiếng nói trong việc đề xuất đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế để cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập cho gia đình. Hơn nữa phụ nữ cũng đóng một vai trò quan trọng hơn trong công tác bảo vệ rừng và điều này có thể được cải thiện, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền phổ biến thông tin cho các gia đình và cộng đồng nói chung.
Từ những đặc điểm trên đề tài xác định được rằng, các chương trình GDBT tại nơi đây nên tập trung vào các hoạt động có nội dung nhằm làm giảm và giải quyết vấn đề xâm hại, xâm lấn vào KBT như săn bắn động vật hoang dã, khai thác trái phép…Hơn nữa các hoạt động GDBT cần phải lưu ý đến việc tỉ lệ hộ nghèo nơi đây còn khá cao, nhận thức của cộng đồng kém. Đồng thời phải quan tâm tới đối tượng nữ giới là một đối tượng đặc biệt đối với việc cải thiện các mối quan hệ quản lý và thúc đẩy hợp tác với cộng đồng vùng đệm. Song song với các chương trình GDBT thì một chương trình cải thiện sinh kế vùng đệm, chia xẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên cũng rất cần thiết. Những yếu tố nêu trên có vai trò tiên quyết tới sự thành bại của công tác GDBT nơi đây.
4.1.2.Thực trạng, nguyên nhân biến đổi tài nguyên của KBT liên quan đến cộng đồng
4.1.2.1. Các hoạt động có ảnh hưởng tốt đến tài nguyên Khu bảo tồn
Trong khuôn khổ đề tài, những hoạt động tốt là những hoạt động không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, mang tính chất bảo vệ và phát triển
30
nguồn tài nguyên trong khu vực. Đề tài đã tìm hiểu rõ các hoạt động đang diễn ra tại địa phương liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1.Mô tả các hoạt động có ảnh hưởng tốt tới tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động Địa điểm Mô tả và hiệu quả của hoạt động.
1. Giấy xin phép khai thác gỗ làm nhà Các thôn thuộc 2 xã Yên Nhân, Bát Mọt
Trong thôn, nếu có hộ nào mới tách hộ hoặc trong diện hộ nghèo chưa có nhà ở, các hộ này phải làm đơn xin được khai thác gỗ làm nhà; trong đơn phải nêu rõ địa ranh đề nghị khai thác là trong vườn rừng của họ hay của anh em họ đã được chấp thuận (đất nhận khoán theo NĐ 02CP), đơn này được BQL thôn và Kiểm lâm địa bàn xã xác nhận, kiểm tra và được UBND xã phê duyệt theo đúng thẩm quyền và địa danh cụ thể.
2. Giao nộp súng săn
Các thôn thuộc 5 xã Yên Nhân, Bát Mọt
BQL Khu BT phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát, vận động người dân giao nộp súng săn, theo nguyên tắc hộ gia đình tự nguyện giao nộp súng săn sẽ được giao khoán bảo vệ một diện tích rừng từ nguồn kinh phí Dự án 661 (10 ha – 15 ha trong 1 chu kỳ là 5 năm) theo từng đặc điểm, chất lượng của các loại súng giao nộp. Kết quả từ năm 2001 – 2011, KBT đã vận động người dân tự nguyện giao nộp và bàn giao cho
31
cơ quan chức năng trên 500 khẩu súng các loại. Hoạt động trên đã mang lại hiệu quả rất lớn, góp phần ngăn chặn và làm giảm việc săn bắn động vật rừng trái phép. Người dân rất đồng tình ủng hộ, có những hộ sẵn sàng nộp cả những khẩu súng là vật gia bảo của dòng họ, bởi họ nhận thức rằng hành vi săn bắn đã bị nhà nước cấm và khi săn bắn sẽ bị xử phạt, tịch thu súng theo quy định của pháp luật; giao nộp súng thì họ sẽ được nhận khoán bảo vệ rừng 5 năm, tiền công khoán khoảng > 5 triệu là khoản tiền không nhỏ đối với 67% hộ nghèo trong vùng đệm. Hơn nữa Nhà nước lại thu hút được người dân tham gia bảo vệ rừng rất hiệu quả. Đây là cách làm hay cần được nhân rộng và phát huy, bởi hiện tại vẫn còn trên 200 khẩu súng săn đang còn tồn đọng ở trong dân.
4.1.2.2. Các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên KBT
- Khai thác gỗ trái phép:
Do phong tục tập quán của người dân tộc Thái thường sử dụng gỗ làm nhà sàn và cùng với ảnh hưởng của thị trường, các đối tượng đầu nậu đã tiếp tay cho người dân vào khai thác tài nguyên rừng. Mặc dù một nửa diện tích rừng đặc dụng liền kề các khu vực dân cư đã được Ban quản lý khu bảo tồn khoán cho 835/6.603 tổ chức, hộ gia đình trên cơ sở các hợp đồng bảo vệ
32
rừng (14.545 ha năm 2008, Nguyễn Đình Hải) nhưng việc khai thác chọn cây gỗ đối với một số loài là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm về chất lượng rừng, làm phá vỡ cấu trúc tổ thành, vỡ tầng tán làm thu hẹp sinh cảnh, thay đổi đời sống của các quần thể động vật hoang dã.
Hình 4.1.Các đối tượng khai thác lâm sản trái phép trong KBT bị bắt giữ - Săn bắn và đánh bắt:
Săn bắt động vật doang dã, đánh bắt động vật thuỷ sinh trái phép của người dân địa phương bằng các hình thức: Dùng súng, các loại bẫy, sử dụng chó săn, nỏ... Trong đó việc dùng súng, bẫy săn bắt thú, Chó săn bắt rùa, kích điện đánh bắt cá là mối đe doạ lớn nhất đối với tài nguyên động vật rừng trong KBT. Đặc biệt KBT nằm trong khu vực biên giới, theo thống kê tại các xã vùng đệm hiện còn trên 200 khẩu súng các loại, chủ yếu là súng Sămlex 256 khẩu và còn lại là Kíp - tự chế. Đây là một trong những yếu tốt làm tăng nguy cơ giảm tài nguyên động vật rừng trong thời gian gần. Nguy cơ này xuất phát từ thị trường tiêu thụ rộng lớn, trang thiết bị cho các hoạt động quản lý còn thiếu cũng như đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vẫn chưa đồng đều và
33
tập quán từ xa xưa của người dân vùng cao. Về lâu dài mối đe doạ này sẽ được kiểm soát thông qua việc tuyên truyền cho người dân, đào tạo cán bộ và đầu tư hệ thống trang thiết bị, triển khai phương án quản lý, thu hồi súng săn.
- Cháy rừng:
Mặc dù cháy rừng tại KBT đã giảm trong những năm gần đây. Bằng nỗ lực không ngừng của KBT và chính quyền địa phương, cháy rừng đã phần nào được hạn chế một cách đáng kể. Tới nay cháy rừng chỉ xảy ra trên phạm vi và quy mô nhỏ, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, trạng thái cháy là thảm cỏ cây bụi, nứa khuy. Ở vùng đệm, nguyên nhân chủ yếu của cháy rừng là do việc sử dụng lửa tự do bởi các hoạt động: phát nương làm rẫy ở vùng giáp ranh; đốt ong để lấy mật; thói quen dùng lửa trong rừng , đi săn, bẫy...
- Chăn thả gia súc trái phép:
Hầu hết các thôn bản vùng đệm KBT chưa có quy hoạch khu vực chăn thả thả gia súc, do tập quán chăn thả gia súc tự do đã làm ảnh hưởng tới các giá trị ĐDSH trong KBT. Đặc biệt là các loài động vật hoang dã, sự lây lan dịch bệnh, cạnh tranh thức ăn, sinh cảnh sống. Vấn đề này chỉ được giải quyết lâu dài khi quy hoạch các bãi chăn thả gia súc cho các thôn bản vùng đệm.
- Ảnh hưởng các giá trị vùng biên:
Nhận thức của người dân ở các vùng giáp ranh với KBT chưa cao, sự gia tăng dân số, phong tục tập quán người dân tộc Thái và kinh tế khó khăn,...đang là nguyên nhân gây áp lực cho KBT. Việc quy hoạch, đóng cọc mốc phân định ranh giới người dân chưa nắm được.