Chương trình GDBT dành cho đối tượng là học sinh, giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

- Mục đích: Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các em học sinh về giá trị và tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên rừng KBT, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Các chương trình GDBT nên đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng vào chương trình học tập chính khoá, ngoại khóa cho các em học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn, ý nghĩa của thực vật, động vật,...

- Nội dung: Cung cấp các thông tin về tài nguyên rừng, giá trị đa dạng sinh học, vai trò và tầm quan trọng của Khu BTTN Xuân Liên..., đưa ra những thông điệp kêu gọi trách nhiệm và hành động của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường

- Hình thức:

60

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về KBT, về rừng, môi trường... vào ngày Môi trường Thế giới hàng năm.

+ Củng cố, kiện toàn lại hoạt động, đổi mới hình thức hoạt động và có cơ chế giám sát định kỳ, chế độ khen thưởng để khuyến khích các thành viên tham gia, phân công trách nhiệm cho các thành viên của 5 câu lạc bộ bảo tồn đã có và thành lập thêm 7 câu lạc bộ bảo tồn tại Trường PTTH Cầm Bá Thước, Phòng GD huyện, giáo viên các Trường học trong vùng đệm.

+ Thiết kế, xây dựng và cung cấp các ẩn phẩm tuyên truyền trong trường học: Truyện tranh, áo mưa, mũ, cặp sách, bút, sổ tay, vở viết...Các ấn phẩm truyên truyền được lấy ý kiến tham vấn và được thiết kế sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, dân tộc, giới.

- Đối tượng: học sinh cấp I, II, III; giáo viên, cán bộ Phòng giáo dục huyện Thường Xuân.

- Cơ quan chủ trì và giám sát: BQL Khu BTTN Xuân Liên

- Cơ quan phối hợp: Phòng GD huyện Thường Xuân, các Trường cấp I, II, III trên địa bàn.

- Kinh phí:

+ Từ nguồn kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, PCCCR hàng năm được cấp của KBT Xuân Liên.

+ Từ nguồn kinh phí chống chặt phá rừng, chống buôn lậu lâm sản, kinh phí trích từ xử phạt các vụ vi phạm hành chính của KBT.

+ Kêu gọi từ các tổ chức phi chính phủ (Khu BTTN Xuân Liên tranh thủ sự kết nối của các chuyên gia GIZ đang làm việc tại KBT...).

+ Nguồn kinh phí được chi trả dịch vụ môi trường rừng của KBT + Nguồn kinh phí tự có của Phòng GD huyện, các Trường học.

+ Kinh phí thu được từ các hoạt động thu gom ve chai, sách báo cũ, thu dọn rác thải... được các trường học phát động toàn thể học sinh và giáo viên tham gia.

61

+ Các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác. - Thời gian: Từ năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn cho cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)