4.1.3.1.Nhận thức bảo tồn theo khu vực sinh sống
Đề tài đã phỏng vấn 60 người của 5 thôn thuộc 5 xã tiếp giáp với KBT (Mỗi thôn 12 người phân theo các lứa tuổi 18 – 25 tuổi; 25 – 55 tuổi và >55 tuổi),
34
tương ứng với 60 phiếu phỏng vấn. Điểm tối đa của phiếu phỏng vấn là 22 điểm, những người có số điểm ≥ 50% điểm tối đa (≥11 điểm) sẽ được coi là nhận thức khá tốt, thái độ tích cực về các vấn đề môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Tổng số điểm mỗi xã và số người đạt điểm cao được tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tổng số điểm và số người có nhận thức, và thái độ tốt
(Người dân từ 18 tuổi trở lên thuộc 5 xã tiếp giáp với Khu bảo tồn)
Tên xã Bát Mọt Yên Nhân Lương Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Số người được phỏng vấn. 12 12 12 12 12 Tổng số điểm 103 122 130 137 140 N (Số người nhận thức tốt) ≥ 11 4 5 5 4 5 % số người có điểm tốt 33,33 41,67 41,67 33,33 41,67
Nhìn vào bảng 4.2. cho thấy xã Vạn Xuân có tổng số điểm cao nhất, ứng với mức độ nhận thức và thái độ đối với bảo tồn cao nhất (140 điểm) với số người đạt trên 11 điểm bằng với xã Yên Nhân, xã Lương Sơn (5 người) và cao hơn so với xã Bát Mọt, Xuân Câm. Xã Bát Mọt có tổng số điểm thấp nhất (103 điểm) với số người đạt trên 11 điểm thấp hơn các xã còn lại (4 người). Điều này có thể nhận định trình độ nhận thức và thái độ của người dân ở xã Bát Mọt là kém nhất, không đồng đều nhất trong 5 xã.
Để khẳng định được nhận thức và thái độ của người dân 5 xã về bảo tồn có thực sự khác nhau hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis trong phần mềm SPSS 13.0, với giả thiết rằng không có sự khác nhau về mức độ nhận thức theo khu vực sống và tiến hành kiểm định giả thiết với các điều kiện cần thiết.
35
Với giá trị α (x2) Asymp.Sig = 0,529 > 0,05 đã chấp nhận hoàn toàn giả thiết mà đề tài đưa ra và kết luận rằng không có sự khác nhau đặc biệt về mức độ nhận thức và thái độ của người dân với các vấn đề theo khu vực sống. Theo bảng kết quả thống kê ta thấy hạng trung bình (Mean Rank) của xã Vạn Xuân là cao nhất, với giá trị 34.83, điều đó chứng tỏ nhận thức về bảo tồn của người dân vã Vạn Xuân là tốt nhất và hạng trung bình của xã Bát Mọt là thấp, với giá trị 23.42 chứng tỏ nhận thức về bảo tồn của người dân xã Bát Mọt là thấp nhất. Tuy nhiên hạng trung bình Mean Rank của 5 xã chênh lệch nhau không nhiều, điều đó chứng tỏ không có sự khác nhau đặc biệt về mức độ nhận thức và thái độ của người dân với các vấn đề theo khu vực sống (Kết quả phân tích thống kê theo phụ lục 2.1).
4.1.3.2. Nhận thức bảo tồn theo giới tính
Bên cạnh yếu tố khu vực sinh sống, giới tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo tồn. Trong tổng số 203 phiếu phỏng vấn theo các nhóm đối tượng thì có 110 là nam và 93 nữ.
Kết quả thống kê cho thấy nam có nhận thức cao hơn nữ về các vấn đề được hỏi. Kết quả trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Điểm số nhận thức và thái độ theo giới tính
(Tính cho tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn)
Nhận thức Tốt Trung bình, kém
Giới tính Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ %
Nam (110 người) 53 48,18 57 51,82
36
Nhìn vào bảng thống kê cho thấy nam giới có nhận thức cao hơn nữ giới về bảo tồn tài nguyên trong khu vực. Có tới 48,18% số nam có nhận thức tốt trong khi tỉ lệ này ở nữ giới chỉ có 41,94%. Tuy nhiên để khẳng định rằng nhận thức về các vấn đề bảo tồn trong khu vực có thực sự khác nhau theo giới hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng Tiêu chuẩn U của Mann-Whitney cho 2 mẫu kiểm tra trong trường hợp này.
Đề tài đưa ra giả thiết rằng nhận thức giữa 2 giới tính không khác nhau; sau khi kiểm định bằng Tiêu chuẩn U của Mann-Whitney, kết quả kiểm tra đã chỉ ra rằng với mức ý nghĩa α (x2) = 0.000 < 0.05 nên giả thiết bị bác bỏ và chấp nhận giả thiết ngược lại; như vậy nhận thức của người dân về công tác bảo tồn trong khu vực có sự khác nhau theo giới tính (Chi tiết theo phụ lục 2.2).
Kết quả kiểm định cũng chỉ ra rằng, nhận thức và thái độ trung bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của nam cao hơn hẳn nữ (Mean nam = 115.78 và Mean nữ = 85.70). Điều này hoàn toàn phù hợp với đánh giá ban đầu cũng như ý kiến chuyên gia đã có công trình nghiên cứu tại khu vực.
Qua thực tế phỏng vấn, điều tra đánh giá đề tài nhận thấy đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người Thái, do thành phần dân tộc tại khu vực là người Thái chiếm đa số. Phụ nữ dân tộc Thái thường đi làm nương ở xa vào ban ngày nên ít được tiếp xúc với cán bộ, các nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nam giới ở nhà trông con, hay tụ tập và thường đại diện cho hộ gia đình để tham gia các buổi họp thôn, các hoạt động khác của thôn bản, chính quyền nên họ được tiếp xúc với cán bộ, các nguồn thông tin về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhiều hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì việc nữ giới có nhận thức về bảo tồn kém hơn nam giới hoàn toàn không khẳng định được nữ có trình độ kém hơn nam, mà hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh. Đề tài nhận thấy rằng,
37
kết quả khác biệt giữa nam giới và nữ giới nêu trên là do sự khác biệt về nhận thức, văn hoá, thời gian, trình độ của các đối tượng tham gia phỏng vấn. Qua đó nói lên rằng những chương trình giáo dục bảo tồn trong thời gian tới nên quan tâm hơn đến đối tượng nữ giới để thu được kết quả tốt nhất cho công tác bảo tồn.
4.1.3.3. Nhận thức bảo tồn theo thành phần dân tộc
Thành phần dân tộc của các đối tượng được phỏng vấn trong đề tài thuộc 2 dân tộc là Kinh (30,5%) và Thái (69,5%). Theo thống kê tại bảng 4.4 thì số người có nhận thức tốt ở dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 85,48% cao hơn so với dân tộc Thái là 27,66%, điều này được giải thích có thể do các yếu tố về trình độ học vấn, thu nhập hàng năm chi phối.
Bảng 4.4: Điểm số nhận thức và thái độ theo dân tộc
(Tính cho tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn)
Nhận thức Tốt Trung bình, kém
Dân tộc Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ %
Kinh (110 người). 53 85,48 9 14,52
Thái (93 người). 39 27,66 102 72,34
Để kiểm định sự khác nhau về nhận thức giữa 2 dân tộc về bảo tồn, bảo vệ môi trường hay không đề tài đã sử dụng Tiêu chuẩn U của Mann-Whitney để so sánh, với giả thiết rằng nhận thức của người Kinh và Thái về công tác bảo tồn là không khác nhau. Kết quả kiểm tra đã chỉ ra rằng với mức ý nghĩa α (x2) = 0.001 < 0.05 nên giả thiết bị bác bỏ và kết luận rằng nhận thức của người Thái và Kinh về bảo tồn có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả kiểm định cũng chỉ ra rằng, nhận thức và thái độ trung bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của người Kinh cao hơn hẳn người Thái với Mean Kinh = 122.25 và Mean nữ = 93.10. Điều
38
này hoàn toàn phù hợp với đánh giá ban đầu cũng như ý kiến chuyên gia đã có công trình nghiên cứu tại khu vực (Theo phụ lục 2.3).
4.1.3.4. Nhận thức bảo tồn theo độ tuổi
Để xác định được nhận thức của các đối tượng phỏng vấn theo lứa tuổi về các vấn đề bảo tồn, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn Kruskal - Wallis, với giả thiết rằng không có sự khác biệt về nhận thức giữa các lứa tuổi. Kết quả cho thấy α (x2) Asymp.Sig = 0.115 > 0.05 nên ta chấp nhận giả thiết đặt ra tức là nhận thức của người dân giữa các lứa tuổi không có sự khác nhau đặc biệt. Tuy nhiên kết quả kiểm định cũng chỉ ra rằng, nhận thức và thái độ trung bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên, môi trường của nhóm đối tượng < 18 tuổi là thấp nhất với giá trị Mean Rank là 94.65 và các đối tượng khác không có sự khác nhau đặc biệt (Theo phụ lục 2.4). Điều này cũng có thể hiểu là các đối tượng dưới 18 tuổi họ được tiếp cận với nguồn thông tin về tài nguyên thiên nhiên cũng như thông tin về KBT Xuân Liên muộn hơn và họ cũng không được tham gia các cuộc họp có liên quan do chính quyền địa phương tổ chức.
Đề tài chưa ghi nhận được nghiên cứu nào có đánh giá về nhận thức của người dân theo độ tuổi. Tuy nhiên khía cạnh so sánh này của đề tài có thể được áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm thiết kế những chương trình giáo dục bảo tồn hiệu quả nhất.
4.1.3.5. Nhận thức bảo tồn theo học vấn
Trình độ học vấn là yếu tố thuận lợi nhất, dễ xem xét nhất khi đưa vào để so sánh mức độ nhận thức về bảo tồn (Chi tiết theo bảng 4.5).
39
Bảng 4.5: Điểm số nhận thức và thái độ theo trình độ học vấn
(Tính cho tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn)
Nhận thức Tốt Trung bình, kém Học vấn Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Không đi học + Cấp I (9 người) 2 22,22 7 77,78 Cấp II (137 người) 35 25,55 102 74,45 Từ cấp III trở lên (57 người) 44 77,19 13 22,81
Theo số liệu thống kê tại bảng trên, ta thấy nhận thức của nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ cấp III trở lên cao hơn hẳn so với 2 nhóm đối tượng còn lại. Tuy nhiên để lượng hoá nội dung này, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn Kruskal - Wallis, với giả thiết rằng không có sự khác biệt về nhận thức giữa các lứa tuổi. Kết quả cho thấy α (x2) Asymp.Sig = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết đặt ra tức là nhận thức của người dân là khác nhau giữa những người có trình độ khác nhau. Kết quả kiểm định thống kê cũng chỉ ra rằng nhận thức và thái độ trung bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của những người có trình độ học vấn từ cấp III trở lên là Mean Rank 158.40 cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng có trình độ học vấn cấp II là 82.29 và đối tượng có trình độ từ cấp I trở xuống là 44.83 (Theo phụ lục 2.5).
4.1.3.6. Nhận thức bảo tồn theo nghề nghiệp
Đề tài tiến hành phỏng vấn, đánh giá theo 3 nhóm nghề nghiệp khác nhau là nông dân, học sinh cấp II, III và cán bộ công nhân viên chức nhà
40
nước. Kết quả cho thấy số người có nhận thức tốt thuộc nhóm đối tượng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước là chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất là nhóm đối tượng nông dân. Điều này có thể lý giải được là do cán bộ công nhân viên chức được tiếp cận thông tin nhiều hơn qua các cuộc họp, lễ mít tinh, thông tin đại chúng, hệ thống thông tin toàn cầu nhanh hơn và nhóm đối tượng là học sinh được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhiều hơn nhóm đối tượng nông nhân, hơn nữa nhóm đối tượng nông dân thường ở vùng sâu vùng xa, có những nơi chưa có điện sáng, sóng điện thoại nên họ ít được tiếp cận thông tin hơn (theo bảng 4.6).
Bảng 4.6: Điểm số nhận thức và thái độ theo nghề nghiệp
(Tính cho tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn)
Nhận thức Tốt Trung bình, kém
Nghề nghiệp Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ %
Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (27 người)
23 85,19 4 14,81
Nông dân 35 25,55 102 74,45
Học sinh cấp II, III 44 77,19 13 22,81
Để kiểm định cho vấn đề này, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn Kruskal - Wallis, với giả thiết rằng không có sự khác biệt về nhận thức theo nghề nghiệp. Kết quả cho thấy α (x2) Asymp.Sig = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết đặt ra tức là nhận thức của người dân là khác nhau theo các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Kết quả kiểm định thống kê cũng chỉ ra rằng nhận thức và thái độ trung
41
bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên, môi trường của những người là cán bộ công nhân viên chức nhà nước với giá trị Mean Rank 163.87 là cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng học sinh là 95.80 và nhóm đối tượng nông dân là 86.04 (Theo phụ biểu 2.6).
4.1.3.7. Nhận thức bảo tồn theo thu nhập hàng năm
Đề tài phân chia thu nhập của những người dân được phỏng vấn làm 2 nhóm: <10 triệu đồng/năm là 47 người và > 10 triệu đồng/năm là 26 người theo mức thu nhập thấp đến trung bình và cao của người dân khu vực nghiên cứu. Với giả thiết rằng nhận thức giữa 2 nhóm thu nhập không khác nhau; sau khi kiểm định bằng Tiêu chuẩn U của Mann-Whitney thu được giá trị α (x2) Asymp.Sig = 0.001< 0.05 nên đề tài bác bỏ giả thiết đặt ra và chấp nhận giả thiết ngược lại. Như vậy nhận thức của người dân về công tác bảo tồn trong khu vực có sự khác nhau rõ rệt theo thu nhập hàng năm. Kết quả điểm định giả thiết cũng cho thấy rằng nhận thức và thái độ trung bình (hạng trung bình) về các vấn đề với công tác bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của những người có thu nhập > 10 triệu/năm là Mean RanK = 43.18 cao hơn hẳn so với những người có thu nhập < 10 triệu/năm là Mean Rank = 25.83 (Chi tiết theo phụ lục 2.7). Điều này có thể lý giải rằng những người có thu nhập cao có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin về bảo tồn hơn; điều này rất có ý nghĩa để thiết kế các chương trình giáo dục bảo tồn trong tương lai.