thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn tại khu vực ( Bảng 4.8)
Bảng 4.8.Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây
dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn trong trường học.
Thuận lợi:
- Hoạt động nâng cao nhận thức GDBT cho các em học sinh được nhà trường quan tâm.
- Các hoạt động nâng cao nhận thức về GDBT được ban giám hiệu nhà trường đưa vào trong chương trình giảng dạy ngoại khóa
- Các công cụ hỗ trợ trong công tác truyền thông như: máy chiếu projector, máy vi tính, ...được trang cấp đầy đủ.
- Đã có một số ấn phẩm, tài liệu GDBT cho học sinh (Rừng xanh số 31 do ENV ấn hành, các pa nô áp phích do FFI cung cấp...)
- Cơ sở vật chất phụ vụ cho truyền thông GDBT như: Sân khấu, loa đài, các băng rôn khẩu hiệu được nhà trường quan tâm. - Các trường học có sân khấu thuận lợi cho tổ chức các cuộc thi hoặc các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa toàn trường.
- Được phòng giáo dục và các ban ngành
Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn về GDBT, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng để thực hiện các hoạt động GDBT trong trường học.
- Hiện nay chưa có bài giảng về giáo dục môi trường phù hợp cho các em học sinh tại địa phương.
- Cán bộ Khu BTTN Xuân Liên thiếu các kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động GDBT
57
chức năng của huyện ủng hộ
- Thứ 5 hàng tuần nhà trường có tổ chức hoạt động về công tác Đội từ tiết 2 -> 3. Chương trình lên lịch từ đầu năm học - Một số trường đã tiến hành chương trình GDBT.
Cơ hội:
- Đội ngũ giáo viên sẽ được tiếp cận về phương pháp cũng như cải thiện được kỹ năng về GDBT.
- Học sinh được tham gia các hoạt động GDBT.
- Học sinh được phát huy hết khả năng sáng tạo, sự nhạy bén của mình trong các hoạt động GDBT.
Thách thức:
- Thiếu hoặc không có đủ kinh phí để tổ chức các hoạt động GDBT trong trường học một cách thường xuyên.
- Khả năng tiếp thu và nhận thức của học sinh người dân tộc thiểu số ở khu vực này là tương đối hạn chế.
Qua bảng 4.8, cho thấy có rất nhiều các thuận lợi cũng như những cơ hội để thực hiện một chương trình GDBT trong trường học cho dù vẫn còn một số khó khăn và thách thức nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức nói trên là không đáng kể. Những khó khăn này sẽ được khắc phục bằng chính các nội dung của một chương trình GDBT trong trường học như tập huấn cho giáo viên, thiết kế một tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng là các em học sinh THCS người dân tộc thiểu số. Mặt khác, từ những thách thức nói trên cho thấy việc thiết kế chương trình giáo dục môi trường trong trường học cũng cần phải lưu ý đến tính bền vững của nó.
* Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn trong cộng đồng (theo bảng 4.9)
58
Bảng 4.9.Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc xây
dựng, thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn trong cộng đồng
Thuận lợi:
- Người dân sống gần KBT, những lợi ích trực tiếp và gián tiếp của KBT có tác động rõ đến đời sống của chính người dân.
- Chính quyền địa phương và ban quản lý KBT rất ủng hộ.
- Có địa điểm thuận lợi tổ chức các hoạt động GDBT.
- Có thể lồng ghép các hoạt động GDBT vào các Chương trình phát triển KT-XH của Chính phủ như Chương trình 143, 135.
- Một số quy định về bảo tồn đã được cộng đồng xây dựng và triển khai thực hiện tại 1 số thôn xóm.
Khó khăn:
- ở KBT không có nguồn kinh phí dành cho các hoạt động GDBT.
- KBT chưa có cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ hoặc kỹ năng về GDBT.
- Chưa có công trình nghiên cứu biên soạn tài liệu GDBT và tập huấn tài liệu cho cộng đồng dân cư.
Cơ hội:
- Người dân được tiếp cận các thông tin, mở mang kiến thức.
- Người dân được tham gia ý kiến, đóng góp hiểu biết, tri thức bản địa vào công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên rừng.
- Cán bộ của KBT được cải thiện về kỹ năng GDBT.
Thách thức:
- Đời sống của người dân còn khó khăn.
- Sự phụ thuộc vào rừng còn là một tập quán.
- Trình độ dân trí còn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật.
Từ bảng 4.9, phân tích trên thấy rằng: Có nhiều thuận lợi và cơ hội tốt cho việc thực hiện một chương trình GDBT cho cộng đồng dân cư địa phương ở Khu BTTN Xuân Liên đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên công tác GDBT
59
tại nơi đây vẫn còn có những khó khăn và hạn chế nhất định như: Áp lực lớn về khai thác tài nguyên , chăn thả gia súc tự do, canh tác nông nghiệp trong vùng lõi, khai thác lâm sản ngoài gỗ và lấn đất rừng để trồng cây nông nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống khó khăn, ... Vì vậy, để đảm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn tại nơi đây, cần thực hiện một chương trình GDBT cho cộng đồng. Trong đó, một số điều thuận lợi ở đây có thể góp phần giải quyết những khó khăn cơ bản cho hoạt động này. Ví dụ, việc lồng ghép hoạt động GDBT vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có thể giảm bớt được gánh nặng về kinh phí cho chương trình.