Hệ thống các khu RĐD ở vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 32 - 36)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu tới Đa dạng sinh học và nhu cầu kết nối các

3.1.1.2. Hệ thống các khu RĐD ở vùng Đông Bắc

Vùng địa lý sinh học Đông Bắc là vùng có diện tích các khu RĐD đứng thứ 3 cả nước với 339.626,7ha. Hệ sinh thái chính trong vùng địa lý sinh học Đông Bắc là rừng trên núi đá và rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới. Các khu RĐD trong vùng có diện tích thay đổi, trong đó chủ yếu là các khu RĐD có diện tích nhỏ. Các khu RĐD trong vùng bị chia cắt mạnh và cách ly (xem chi tiết trong hình 3.9). Các loài quý hiếm thường tồn tại với các quần thể nhỏ, giá trị bảo tồn không cao do ảnh hưởng của giao phối gần. Khu vực này cũng là một trong những vùng có mật độ dân số cao và thường nằm liền kề với ranh giới các khu bảo tồn. Do vậy ngoại trừ vùng Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, khả năng kết nối các khu rừng đặc dụng trong vùng là rất thấp. Mặc dù diện tích các khu rừng đặc dụng tương đối nhỏ nhưng vùng Đông Bắc không có các loài sinh vật yêu cầu vùng sống rộng do vậy nhu cầu cấp thiết kết nối các khu rừng đặc dụng trong bối cảnh hiện nay là không lớn.

Hình 3.1: Bản đồ các khu RĐD vùng Đông Bắc

Thông tin chi tiết về các khu rừng đặc dụng ở vùng Đông Bắc được trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Thông tin về các Khu RĐD ở vùng Đông Bắc

TT Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Các hệ sinh thái chính 1 Ba Bể VQG 9.022,0 Rừng trên núi đá 2 Tam Đảo VQG 29.515,03 - Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới

3 Hoàng Liên VQG 28.500,1

- Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới

TT Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Các hệ sinh thái chính 4 Xuân Sơn VQG 15.048,0 - Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới

5 Bắc Mê KDTTN 9.042,5 Rừng trên núi đá 6 Bát Đại Sơn KDTTN 4.531,2 Rừng trên núi đá 7 Chảm Chu KDTTN 15.902,1 Rừng trên núi đá 8 Du Già KDTTN 11.540,1 Rừng trên núi đá 9 Đồng Sơn - Kỳ

Thượng KDTTN 14.851,0 Rừng trên núi đá 10 Hữu Liên KDTTN 8.293,0 Rừng trên núi đá 11 Kim Hỷ KDTTN 14.772,0 Rừng trên núi đá 12 Na Hang KDTTN 22.401,5 Rừng trên núi đá 13 Núi Pia Oắc KDTTN 10.261,0 Rừng trên núi đá 14 Phong Quang KDTTN 7.910,9 Rừng trên núi đá 15 Tây Côn Lĩnh KDTTN 14.489,3 Rừng trên núi đá 16 Tây Yên Tử KDTTN 13.022,7 Rừng trên núi đá 17 Thần Sa - P.Hoàng KDTTN 18.858,9 Rừng trên núi đá 18 Văn Bàn KDTTN 25.173,0

- Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới

19 Khau Ca KBTL 2010,4 Rừng trên núi đá 20 Nam Xuân Lạc KBTL 1.788,0 Rừng trên núi đá 21 Trùng Khánh KBTL 2.261,0 Rừng trên núi đá 22 Chế Tạo KBTL 20.293,2

- Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

- Rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới

TT Khu RĐD Loại hình

Diện tích (ha)

Các hệ sinh thái chính

24 Bản Dốc KBVCQ 566,0 Không có thông tin 25 Đá Bàn KBVCQ 119,6 Không có thông tin

26 Đền Hùng KBVCQ 538,0 Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

27 Kim Bình KBVCQ 210,8 Rừng trên núi đá 28 Núi Lăng Đồn KBVCQ 1.149,0 Không có thông tin 29 Núi Nả KBVCQ 670,0 Không có thông tin

30 Nà Hẩu KDTTN 16.399,9 Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

31 Pắc Bó KBVCQ 1.137,0 Không có thông tin 32 Tân Trào KBVCQ 4.187,3 Không có thông tin 33 Thăng Hen KBVCQ 372,0 Không có thông tin 34 Trần Hưng Đạo KBVCQ 1.143,0 Không có thông tin

35 Yên Lập KBVCQ 330,0 Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

36 Yên Tử KBVCQ 2.687,0 Rừng trên núi đá 37

Khu thực nghiệm nghiên cứu TP. Hạ Long

KRNCT

NKH 64,0 Không có thông tin 38 Trung tâm nghiên

cứu Lâm Đặc Sản

KRNCT

NKH 227,52 Không có thông tin 39

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Cầu Hai

KRNCT

NKH 700,8

Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

40 TT ứng dụng KHSX LN Đông Bắc Bộ KRNCT NKH 909,8 Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới Tổng 339626,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)