Thông tin chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 47 - 52)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ

3.2.2.1. Thông tin chung

a. Mục tiêu và lý do đề xuất

Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vùng Đông Bắc, nơi có nhiều loài động vật hoang dã có vùng phân bố hẹp và đang ở mức cực kỳ nguy cấp, là những loài biểu tượng của hệ sinh thái rừng núi đá Đông Bắc như Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) và Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi).

Mục tiêu đầu tiên mà hệ thống hành lang này hướng tới là hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài quý hiếm, đặc biệt là nhóm các loài Linh trưởng. Hiện tại các loài Voọc trong khu vực phân bố thành các đàn nhỏ rải rác ở các KBT khác nhau do sức ép săn bắn và chia cắt sinh cảnh. Các đàn có kích thước quá nhỏ sẽ không có ý nghĩa về mặt bảo tồn do tác động bất lợi của giao phối cận huyết. Vì vậy, một một hệ thống hành lang kết nối các KBT trong vùng sẽ cho phép hình thành một dạng đa quần thể có quan hệ sinh sản và trao đổi thông tin di truyền. Hệ thống thống hành lang cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình di chuyển của các loài quý hiếm từ nơi có mật độ quần thể cao tới nơi có mật độ thấp hơn, nơi đã từng là vùng phân bố trong lịch sử của chúng. Trong hệ thống hành lang này KBT Khau Ca là nơi cư trú của một quần thể Vọoc mũi hếch khá lớn và có ý nghĩa về mặt bảo tồn. Quần thể của

loài đã có thể gần chạm tới mức sức chứa sinh thái của KBT. Do vậy một hệ thống hành lang kết nối các khu rừng đặc dụng trong vùng sẽ cho phép loài Voọc mũi hếch phát tán từ đây và tái nhập tại những nơi chúng đã từng bị tuyệt chủng cục bộ.

Mục tiêu thứ 2 mà hệ thống hành lang hướng tới là góp phần nâng cao công tác bảo tồn ngoài biên giới các khu rừng đặc dụng. Hành lang kết nối KBT Na Hang và KBT Bắc Mê sẽ đi qua xã Sinh Long nơi một quần thể Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) có ý nghĩa bảo tồn đã được ghi nhận (Bleisch và cs 2008). Quần thể của loài Linh trưởng quý hiếm này hiện không nằm trong một khu rừng đặc dụng nào.

Ngoài ra, một mục tiêu mà hệ thống hành lang hướng tới là hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với với BĐKH. Hệ thống kết nối nhiều khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao như VQG Ba Bể, KBT Na Hang. Một hệ thống hành lang chạy dọc theo hướng Đông Nam - Tây Bắc với sự thay đổi về vĩ độ và độ cao sẽ hộ trợ cho quá trình dịch chuyển vùng phân bố nhằm thích ứng với BĐKH của các loài nhạy cảm.

Hệ thống hành lang ngắn, nằm trên một diện tích nhỏ. Do vậy tính khả thi của việc thiết lập các hành lang trong vùng là rất cao.

b. Mô tả hành lang

Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá đặc trưng vùng Đông Bắc. Khu vực này có hệ sinh thái khá riêng biệt, có tính đa dạng sinh học cao và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm và đặc hữu và đặc trưng cho vùng núi đá vôi của Việt Nam, đặc biệt nhiều loài có vùng phân rất nhỏ và có biên độ sinh thái hẹp như Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi), Cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali), Vượn đen tuyền Đông bắc (Nomascus nasutu).

Hệ thống hành lang này sẽ kết nối các khu rừng đặc dụng chạy dọc theo dãy núi đá vôi trên địa bàn các tình Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang. Toàn bộ hệ thống hành lang sẽ bao gồm 06 khu rừng đặc dụng, bao gồm: KBT Na Hang,VQG

Ba Bể, KBT Nam Xuân Lạc, KBT Du Già, KBT Khau Ca, KBT Bắc Mê.

Bảng 3.6: Danh sách các Khu rừng đặc dụng nằm trong hệ thống hành lang núi đá Đông Bắc

STT Khu rừng đặc dụng Diện tích (ha)

1 KBT Na Hang 22.401,50 2 VQG Ba Bể 9.022,00 3 KBT Nam Xuân Lạc 1.788,00 4 KBT Du Già 11.540,10 5 KBT Khau Ca 2.010,40 6 KBT Bắc Mê 9.042,50 Tổng 55.804,5

Hệ thống hành lang này tạo nên một hệ sinh thái núi đá vôi trải dải khoảng 100 km với điểm đầu là KBT Na Hang - VQG Ba Bể và điểm cuối là KBT Du Già. Sau khi kết nối, toàn bộ hệ thống có diện tích 87.694,50 ha bao gồm 55.804,5 ha diện tích trong khu rừng đặc dụng và 31.890,00 ha diện tích hành lang. Hệ thống hành lang này được thiết kế khá hẹp do đa phần là các hành lang tương đối ngắn. Một số hành lang chỉ đóng vai trò là hành lang di chuyển mà không cần đủ rộng để các loài sinh vật có thể sinh sống, kiếm ăn trong đó khi di chuyển. Ngoài ra, các loài động vật hoang dã phân bố ở trong vùng có kích thước cơ thể và vùng sống nhỏ. Diện tích đất nông nghiệp và dân cư xung quanh lớn. Do vậy một số hành lang khá hẹp. Tại một vài điểm hệ hành lang được thiết kế khá rộng nhằm bao trùm cả những khu vực nằm ngoài các khu bảo tồn nhưng gần đây được ghi nhận là nơi cư trú của các loài cực kỳ nguy cấp và quý hiếm. Chẳng hạn, hành lang kết nối KBT Na Hang và KBT Bắc Mê sẽ đi qua xã Sinh Long nơi một quần thể Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) được ghi nhận (Bleisch và cs 2008). Hệ thống bao gồm

các hành lang đa dạng sinh học:

1. Hành lang đa dạng sinh học Na Hang – Ba Bể kết nối phân khu Khau Tinh của KBT Na Hang với VQG Ba Bể.

2. Hành lang đa dạng sinh học Na Hang - Bắc Mê kết nối KBT Na Hang với KBT Bắc Mê.

3.Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê – Khau Ca kết nối KBT Bắc Mê với KBT Khau Ca

4. Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê - Du Già kết nối KBT Bắc Mê với KBT Du Già.

5. Hành lang đa dạng sinh học Khau Ca - Du Già kết nối KBT Khau Ca với KBT Du Già.

Bảng 3.7: Danh sách các hành lang đa dạng sinh học trong hệ thống hành lang núi đá Đông Bắc STT Hành lang Độ dài (km) Diện tích (ha) Ghi chú 1 Ba Bể - Na Hang 4,80 506,00 Mới 2 Na Hang - Bắc Mê 24,30 17.847,00 Mới

3 Bắc Mê – Khau Ca 11.33 7.576,00 Mới

4 Bắc Mê – Du Già 11,36 5.601,00 Mới

5 Khau Ca – Du Già 1,43 360,00 Mới, đang được nghiên cứu đề xuất

BẢN ĐỒ HỆ THỐNG HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NÚI ĐÁ ĐÔNG BẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)