Mức độ ưu tiên của các hành lang đa dạng sinh học trong khu vực và định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 69)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Mức độ ưu tiên của các hành lang đa dạng sinh học trong khu vực và định

hướng quản lý, vận hành

Căn cứ vào nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài động vật hoang dã có có kích thước cơ thể lớn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, khả năng tham gia của hệ thống hành lang vào công tác bảo tồn ngoài ranh giới các khu rừng đặc dụng và tính khả thi, các hành lang ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam được phân cấp theo mức độ ưu tiên như trong bảng 3.17.

Bảng 3.17: Mức độ ưu tiên của các hành lang đa dạng sinh học ở miền núi phía Bắc Việt Nam và định hướng cho hoạt động quản lý

STT Tên hành lang Mức độ ưu tiên Lý do Định hướng quản lý, vận hành I Núi đá Đông Bắc 1 Ba Bể - Na Hang Trung bình - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của BĐKH

- Có thể mở rộng các VQG và KBT trong hệ thống hành lang bao trùm diện tích các hành lang đề xuất vì diện tích các hành lang tương đối nhỏ.

- Thiết lập một khu bảo tồn mới tại khu vực xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tuyên Quang nơi còn quần thể của loài Voọc đen má trắng có giá trị bảo tồn.

- Ưu tiên khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh ở các trạng thái núi đá không có rừng nhằm cung cấp môi trường sống và di chuyển phù hợp cho các loài Voọc. 2 Na Hang - Bắc

Mê Cao

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng, hành lang đi qua khu vực còn tồn tại một quần thể Voọc đen má trắng có ý nghĩa bảo tồn.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của BĐKH từ tổ hợp Ba Bề - Na Hang

3 Bắc Mê – Khau

Ca Cao

- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại KBT Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái.

- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm

4 Bắc Mê - Du Già Thấp

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của BĐKH

- Tăng cường hoạt động thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và luật đa dạng sinh học tại khu vực hành lang nhằm tạo môi trường an toàn cho các loài động vật hoang dã cư trú và di chuyển. - Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, nâng cao sinh kế người dân tại các xã có hành lang đa dạng sinh học chạy qua.

5 Khau Ca - Du

Già Cao

- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại KBT Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái.

- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm - Diện tích nhỏ, tính khả thi cao. II Núi đá Tây Bắc 6 Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông Trung bình - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của BĐKH - Diện tích nhỏ, tính khả thi cao.

- Ưu tiên khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh ở các trạng thái núi đá không có rừng nhằm cung cấp môi trường sống và di chuyển phù hợp cho Voọc quần đùi trắng.

các VQG và KBT trong hệ thống hành lang bao trùm diện tích các hành lang đề xuất vì diện tích các hành lang tương đối nhỏ. 7 Pù Luông – Hang Kia – Pà Cò Thấp - Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của BĐKH

Qua bảng trên có thể thấy trong khu vực nghiên cứu có 7 hành lang được đề xuất với các mức độ ưu tiên khác nhau, trong đó có 3 hành lang được xếp hạng ở mức độ ưu tiên cao. Đây là những hành lang có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài thú lớn, giảm thiểu xung đột giữa động vật hoang dã và con người ngay hoặc ở những khu vực mà các loài cực kỳ quý hiếm đang gần đạt mức sức chứa sinh thái của KB trong thời điểm hiện tại. Ngoài ra, sự hình thành của các hành lang này cùng với các chương trình bảo tồn sẽ thúc đẩy hoạt động bảo tồn các quần thể động vật hoang dã quý hiếm ngoài ranh giới các khu rừng đặc dụng.

Các hành lang được đánh giá có mức độ ưu tiên cao là những hành lang nên được ưu tiên thực hiện trước trong lộ trình hình thành hệ thống hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam`.

Với các hành lang chiếm diện tích nhỏ ở vùng phía Bắc có thể cân nhắc mở rộng các ranh giới các khu rừng đặc dụng để bao trùm các hành lang này. Ví dụ nh hành lang ĐDSH Khau Ca - Bắc Mê và hành lang Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Mặc dù một số hành lang có một diện tích nhỏ đất dân cư, tuy nhiên Nghị định 117/2010/-CP đã tạo cơ chế cho việc thiết lập các vùng đệm bên trong các khu rừng đặc dụng.

Một số hành lang đi qua những khu vực có tính đa dạng sinh học cao với quần thể của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn. Tại các khu vực đề xuất hành lang có thể thành lập các khu bảo tồn.

Với các hành lang dài và chiếm diện tích lớn, có thể duy trì các mô hình quản lý hiện tại. Phần lớn diện tích hành lang là rừng tự nhiên trong ranh giới của các khu rừng phòng hộ. Các khu vực này hiện được quản lý bởi Ban quản lý rừng phòng hộ, do vậy tài nguyên rừng được bảo vệ khá tốt. Với những khu vực gần các khu bảo vệ có thể bổ xung một phần diện tích hành lang vào vùng đệm của khu bảo vệ. Ngoài ra, trên địa bàn các địa phương có các hành lang không thể sáp nhập vào các khu bảo vệ, cần có các hoạt đông ưu tiên, cụ thể như sau:

- Nâng cao năng lực của các Ban quản lý rừng phòng hộ nơi có hành lang trong bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tăng cường hoạt động thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và luật đa dạng sinh học tại khu vực hành lang nhằm tạo môi trường an toàn cho các loài động vật hoang dã di chuyển và kiếm ăn.

- Ưu tiên khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh ở các hành lang mà các loài mục đích yêu cầu sinh cảnh rừng giàu như các loài linh trưởng.

- Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, nâng cao sinh kế người dân tại các xã có hành lang đa dạng sinh học chạy qua nhằm giảm thiểu tác động của người dân vào các hành lang.

- Định hướng các dự án trồng rừng và phục hồi cảnh quan vào các khu vực có hành lang nhằm cải thiện chất lượng hành lang và nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.

- Xây dựng các trương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu to lớn của hệ thống hành lang đa dạng sinh học.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học vùng hành lang. Sự tham gia của cộng đồng nên được khuyến khích từ giai đoạn thiết lập và cả trong quá trình quản lý, vận hành hành lang.

- Thiết lập các đường băng cản lửa nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng trên diện rộng. Các loài cây trồng trong đường băng cản lửa nên được chọn từ các loài cây bản địa và có khả năng chống chịu cháy.

- Trong quá trình thiết lập các hành lang đa dạng sinh học, cần triển khai các chương trình quan trắc, giám sát và đánh giá biến động của tài nguyên và hiệu quả của hành lang với hoạt động di chuyển của các loài quý hiếm và các loài nhạy cảm với biến đổi khí hậu.

- Cần có sự hợp tác của tất cả các các cơ quan, tổ chức có quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến phạm vi thiết lập hành lang. Các bên liên quan không chỉ bao gồm các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà còn liên quan cả đến giao đất, nông nghiệp và khuyến nông, giao thông, khai thác mỏ, du lịch, năng lượng, tài chính. Các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên và các tổ chức cần hợp tác để xây dựng và quản lý hành lang và có thẩm quyền để phối hợp và đưa ra quyết định.

- Để các sáng kiến xây dựng hành lang đa dạng sinh học thành công đòi hỏi sự thỏa thuận giữa tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, cơ quan thực hiện có thể bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng và người dân có liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của hành lang.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Các hệ sinh thái trên cạn ở khu vực miền núi phía Bắc cũng chịu ảnh hưởng do biến đổi về các yếu tố sinh thái lên các loài sinh vật. Để thích ứng với sự biến đổi về các yếu tố sinh thái và mất nơi cư trú, các loài sinh vật buộc phải dịch chuyển vùng phân bố, do vậy nhu cầu về một hệ thống hành lang đa dạng sinh học là hoàn toàn cần thiết. Ngoài yếu tố biến đổi khí hậu, các khu rừng đặc dụng ở miền núi phía Bắc Việt Nam khá chia cắt và cách ly, nhu cầu kết nối sinh cảnh và mở rộng vùng sống của các loài thú tương đối lớn.

- Trong 35 khu rừng đặc dụng ở miền Bắc Việt Nam, có 9 khu có nhu cầu kết nối trung bình và 26 khu có nhu cầu kết nối thấp.

- Đề tài đã đề xuất hai hệ thống hành lang ĐDSH ở các tỉnh miền núi phía Bắc, phân bố trên các vùng sinh thái chính của khu vực. Cụ thể:

 Hệ thống hành lang núi đá Đông Bắc: gồm 5 hành lang Hành lang đa dạng sinh học Na Hang – Ba Bể

Hành lang đa dạng sinh học Na Hang - Bắc Mê Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê – Khau Ca Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê - Du Già Hành lang đa dạng sinh học Khau Ca - Du Già

 Hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc: gồm 2 hành lang

Hành lang đa dạng sinh học Cúc Phương – Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Hành lang đa dạng sinh học Pù Luông - Ngọc Sơn - Ngổ Luông - Hang Kia - Pà Cò

Hai hệ thống này bao gồm 7 hành lang đa dạng sinh học thành phần. Các hệ thống hành lang có tổng diện tích là 167.914,10 ha. Trong các hệ thống hành lang này có 116.261,10ha diện tích các khu RĐD và 51.653,00ha diện tích các hành lang.

- 7 hành lang được đề xuất xây dựng trong khu vực có các mức độ ưu tiên khác nhau, trong đó có 3 hành lang được xếp hạng ở mức độ ưu tiên cao: Hành lang đa dạng sinh học Na Hang - Bắc Mê, Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê – Khau Ca và Hành lang đa dạng sinh học Khau Ca - Du Già. Các hành lang được đánh giá có mức độ ưu tiên cao là những hành lang nên được ưu tiên thực hiện trước trong lộ trình hình thành hệ thống hành lang đa dạng sinh học ở trong khu vực.

- Các định hướng quản lý đề xuất riêng cho từng nhóm hành lang. Với các hành lang chiếm diện tích nhỏ có thể cân nhắc mở rộng các ranh giới các khu rừng đặc dụng để bao trùm các hành lang này. Một số hành lang đi qua những khu vực có tính đa dạng sinh học cao với quần thể của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn, cần cân nhắc thành lập các khu bảo tồn mới. Với các hành lang dài và chiếm diện tích lớn, có thể duy trì các mô hình quản lý hiện tại và cần có các hoạt đông ưu tiên để nâng cao nâng lực bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh cảnh, nâng cao sinh kế cho người dân địa phương nhằm giảm áp lực vào nguồn tài nguyên trong hành lang và tăng cường hoạt động thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và luật đa dạng sinh học tại khu vực hành lang nhằm tạo môi trường an toàn cho các loài động vật hoang dã cư trú và di chuyển.

2. Kiến nghị

Nhằm phát huy hiệu quả tối đa của hệ thống hành lang đa dạng sinh học nói riêng và góp phần bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh của quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Xây dựng thí điểm một số hành lang đa dạng sinh học trong các hệ thống hành lang đã được đề xuất. Trong mỗi hệ thống hành lang đại diện cho các vùng sinh thái nên chọn một hành lang có tính ưu tiên cao để thí điểm xây dựng. Cần thử nghiệm các mô hình quản lý khác nhau. Quá trình thí điểm xây dựng hành lang sẽ giúp tích lũy được kinh nghiệm cho từng vùng sinh thái đồng thời giải quyết nhu cầu kết nối cấp bách tại một số khu bảo tồn. Các kinh nghiệm xây dựng hành lang tại các vùng sinh thái sẽ giúp công tác thiết lập các hành lang đa dạng sinh học khác trở nên hiệu quả hơn.

- Thí điểm xây dựng chương trình giám sát quá trình di chuyển của các loài nhạy cảm với biến đổi khí hậu, các loài thú lớn cần mở rộng vùng sống và tác động bất lợi tại các vùng hành lang đã được đề xuất. Ngoài ra cần giám sát quá trình tái lập quần thể của những loài đã bị tuyệt chủng cục bộ trong vùng phân bố của chúng. - Xác định danh mục các loài động thực vật hoang dã sẽ bị tác động bởi biến đổi khí hậu ở các cấp độ khác nhau và xu hướng ảnh hưởng tới một số loài quan trọng. Một số loài sinh vật có khả năng di chuyển kém nên không thể dễ dàng dịch chuyển vùng phân bố. Các hệ thống hành lang đề xuất chưa thể hỗ trợ quá trình dịch chuyển vùng phân bố của tất các loài nhạy cảm dưới tác động của biến đổi khí hậu. Do vậy cần xác định được danh sách các loài có thể di cư tự nhiên và các loài có thể cần sự can thiệp của con người để từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế tối đa mức độ suy giảm đa dạng sinh học khi biến đổi khí hậu diễn biến theo chiều hướng xấu. Trong quá trình nghiên cứu và can thiệp, cần ưu tiên các loài có vùng phân bố hẹp, là đặc hữu của Việt Nam và các loài chỉ phân bố trên núi cao.

- Mô hình hóa quá trình dịch chuyển vùng phân bố trong tương lai của các loài nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Các nỗ lực nghiên cứu cần ưu tiên cho các loài quý hiếm, các loài có vùng phân bố hẹp, là đặc hữu của Việt Nam và các loài chỉ phân bố trên núi cao. Việc mô hình hóa phải dự báo được vùng phân bố của loài trong tương lai dài, 50 năm hoặc 100 năm. Các nghiên cứu dựa trên quan điểm sinh khí hậu sẽ tìm ra các khu vực cư trú tiềm năng trong tương lai của các loài nhạy cảm nhằm điều chỉnh hệ thống hành lang hoặc đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả với các loài có khả năng di chuyển kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)