Hành lang đa dạng sinh học Na Hang Bắc Mê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 54 - 57)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ

3.2.2.3. Hành lang đa dạng sinh học Na Hang Bắc Mê

a. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm trên địa bàn các xã Đức Xuân, Sinh Long, Thúy Loan huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang và xã Thượng Tân, Yên Cường, Lạc Nông huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

b. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang đa dạng sinh học Na Hang – Bắc Mê nằm trên địa phận của 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phần hành lang thuộc tỉnh Tuyên Quang, có diện tích 12.427,00ha, 13 kiểu trạng thái sử dụng đất. Với diện tích 4.495,00ha, rừng trên núi đá là trạng thái chiếm ưu thế nhất trong hành lang. Sau đó là rừng dỗ lá rộng thường xanh giàu và rừng phục hồi. Diện tích đất trống chiếm 5,16% diện tích toàn hành lang. Phần hành lang thuộc tỉnh Hà Giang có 9 kiểu trạng thái sử dụng đất khác nhau, trong đó trạng thái rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình chiếm diện tích lớn nhất với 1755,90ha tiếp đến là các trạng thái rừng phục hồi và rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo.Tuy nhiên, trong hành lang, tỉ lệ đất trống còn chiếm tỉ lệ cao (20,05%). Hành lang có diện tích không lớn lắm, nhưng có nhiều trạng thái rừng khác nhau, trải dài tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh, là nơi cư trú và di chuyển thích hợp cho các loài động vật giữa 2 khu RĐD. Hành lang đi qua khu vực cư trú của một quần thể Voọc đen má trắng có ý nghĩa bảo tồn thuộc xã Sinh Long, Na Hang, Tuyên Quang. Đây là một trong vài quần thể có ý nghĩa bảo tồn của loài. Do vậy viêc thiết lập Khu bảo tồn Sinh Long trong phạm vi hành lang là hợp lý. Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Na Hang - Bắc Mê được cụ thể trong bảng 3.9

Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Na Hang - Bắc Mê

Tỉnh Tuyên Quang

STT Trạng thái Diện tích

(ha) Tỉ lệ %

1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh giàu 3323,60 26,74 2 Rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình 642,20 5,16 3 Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo 223,50 1,79 4 Rừng phục hồi 2105,30 16,94

5 Tre nứa 362,70 2,91

6 Hỗn giao gỗ tre nứa 498,90 4,05 7 Rừng trên núi đá 4.495,00 36,17 8 Rừng trồng 11,40 0,09

9 Núi đá 0,80 0,01

10 Đất trống (Ia, Ib, Ic) 641,50 5,16

11 Mặt nước 27,30 0,22

12 Dân cư 5,20 0,04

13 Đất khác (ngoài lâm nghiệp) 89,40 0,72

Tổng 12.427,00 100

Tỉnh Hà Giang

STT Trạng thái Diện tích

(ha) Tỉ lệ %

1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình 1755,90 32,39 2 Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo 792,10 14,64 3 Rừng phục hồi 1154,20 21,29 4 Rừng trên núi đá 80,30 1,48

5 Rừng trồng 2,20 0,04

6 Đất trống (Ia, Ib, Ic) 1087,00 20,05

7 Mặt nước 60,60 1,12

8 Dân cư 7,80 0,14

9 Đất khác (ngoài lâm nghiệp) 480,00 8,85

BẢN ĐỒ HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NA HANG - BẮC MÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)