Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ
3.2.2.4. Hành lang đa dạng sinh học Bắc Mê – Khau Ca
a, Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Hành lang nằm trên địa phận các xã Minh Ngọc, Yên Định huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
b, Hiện trạng sử dụng đất
Hành lang ĐDSH Bắc Mê – Khau Ca nằm trên địa bàn tỉnh Hà Giang với 9 trạng thái sử dụng đất khác nhau. Trong đó trạng thái rừng dỗ lá rộng thường xanh nghèo chiếm tỉ lệ lớn nhất với 37,27% tổng diện tích hành lang. Sau đó là các diện tích rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình, rừng phục hồi chiếm tỉ lệ cũng khá lớn. Tỉ lệ đất dân cư chiếm diện tích nhỏ, chỉ chiếm có 0,16% tổng diện tích hành lang. Tuy nhiên đất ngoài lâm nghiệp lại chiếm tỉ lệ khá lớn với 414,30%. Hành lang sẽ kết nối KBT Bắc Mê và KBT Khau Ca tạo điều kiện cho các quần thể linh trưởng có thể di chuyển giữa 2 KBT bố xuống phía nam. Hiện trạng sử dụng đất của hành lang được thể hiện trong bảng 3.10. Đặc biệt, các quần thể Voọc mũi hếch tại KBT Khau Ca có thể mở rộng vùng phân bố.
Bảng 3.10: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Bắc Mê – Khau Ca
STT Trạng thái Diện tích
(ha) Tỉ lệ %
1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình 2113,00 27,89 2 Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo 2820,20 37,27 3 Rừng phục hồi 1424,40 18,80 4 Hỗn giao gỗ tre nứa 197,50 2,60 5 Rừng trồng 187,70 2,47 6 Đất trống (Ia, Ib, Ic) 391,70 5,17
7 Mặt nước 14,20 0,18
8 Dân cư 12,70 0,16
9 Đất khác (ngoài lâm nghiệp) 414,30 5,46
BẢN ĐỒ HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC BẮC MÊ – KHAU CA