Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ
3.2.1. Thông tin chung về các hệ thống hành lang trong khu vực nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, chúng tôi đã đề xuất 2 hệ thống các hành lang đa dạng sinh học phân bố ở các vùng sinh thái chính của khu vực là vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Các hệ thống hành lang sẽ góp phần bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học đặc trưng của các vùng sinh thái. Cụ thể, hệ thống các hành lang được đề xuất bao gồm:
1. Hệ thống hành lang núi đá Đông Bắc. 2. Hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc.
Hai hệ thống này bao gồm 7 hành lang đa dạng sinh học thành phần. Các hệ thống hành lang có tổng diện tích là 167.914,10 ha. Trong các hệ thống hành lang này có 116.261,10ha diện tích các khu RĐD và 51.653,00ha diện tích các hành lang.
Bảng 3.5: Thông tin tóm tắt về hệ thống các hành lang trong khu vực nghiên cứu STT Tên hệ thống hành lang Loại hình Độ dài hệ thống (km) Diện tích các khu rừng đặc dụng(ha) Diện tích hành lang (ha) Tổng diện tích hệ thống (ha)
1 Núi đá Đông Bắc Cảnh quan 150 55.804,50 31.890,00 87.694,50 2 Núi đá Tây Bắc Cảnh quan 200 60.456,60 19.763,00 80.219,60
Tổng 116.261,10 51.653,00 167.914,10
Các hệ thống hành lang đa dạng sinh học được đề xuất thuộc loại hành lang cảnh quan. Các hệ thống này có quy mô vùng, trải rộng trên một diện tích lớn với nhiều sinh cảnh khác nhau trong hành lang. Ngoài ra, mục tiêu của hệ thống hành
lang cũng tương đối đa dạng. Hơn nữa, đối tượng sử dụng hành lang là những loài có thể vượt qua được các chướng ngại vật hoặc các sinh cảnh không thích hợp cắt qua hành lang.
Hệ thống hành lang trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam kết nối 10 khu rừng đặc dụng trong khu vực, phân bố rải đều trên các hệ sinh thái quan trọng. Các hệ thống này sau khi được thiết lập sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề cơ bản về suy thoái đa dạng sinh học do chia cắt sinh cảnh hiện nay và biến đổi khí hậu ở khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai. Mạng lưới hành lang này cũng có tính kết nối cao với hệ thống hành lang đa dạng sinh học toàn quốc và tiểu vùng sông Mê Kông.