Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ
3.2.3. Hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc
3.2.3.1. Thông tin chung a. Mục tiêu và lý do đề xuất a. Mục tiêu và lý do đề xuất
Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vùng Tây Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Mục tiêu mà hệ thống hành lang hướng tới là hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với với BĐKH. Hệ thống kết nối nhiều khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao như BĐKH như VQG Cúc Phương, KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông. Đây là những khu rừng đặc dụng chịu nhiều sức ép của BĐKH. Một hệ thống hành lang chạy dọc theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và từ khu vực có độ cao so với mặt biển thấp tới khu có độ cao so với mặt biển lớn sẽ thuận lợi cho sự di trú của các loài sinh vật khi điều kiện môi trường thay đổi. Nhiệt độ tại điểm cuối của hệ thống hành lang (KBT Hang Kia – Pà Cò) hiện thấp hơn nhiệt độ trung bình đo tại điểm đầu của hệ thống hành lang (VQG Cúc Phương) 2-3oC. Như vậy KBT Hang Kia – Pà Cò sẽ đóng vai trò là điểm đến của các loài sinh vật nhạy cảm với sự biến động của môi trường sống cư trú trong hệ thống hành lang này.
Hệ thống hành lang ngắn, nằm trên một diện tích nhỏ. Do vậy tính khả thi của việc thiết lập các hành lang trong vùng là rất cao.
b. Mô tả hành lang
Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vùng Tây Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Đây là hệ thống hành lang đặc trưng cho vùng núi đá Tây Bắc. Khu vực còn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam, đặc biệt nhiều loài có vùng phân rất nhỏ và có biên độ sinh thái hẹp như Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc xám(Trachypithecus phayrei).
Hệ thống hành lang này sẽ kết nối các khu rừng đặc dụng chạy dọc theo dãy núi đá vôi kéo dài từ Ninh Bình tới Sơn La, bao gồm: VQG Cúc Phương, KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông, KBT Pù Luông và KBT Hang Kia-Pà Cò.
Bảng 3.13: Danh sách các Khu rừng đặc dụng nằm trong hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc
STT Khu rừng đặc dụng Diện tích (ha)
1 VQG Cúc Phương 22.405,90 2 KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông 15.890,63 3 KBT Pù Luông 16.902,30 4 KBT Hang Kia-Pà Cò 5.257,77
Tổng 60.456,6
Sau khi kết nối, toàn bộ hệ thống có diện tích 80.219,60ha bao gồm 60.456,6ha diện tích trong khu rừng đặc dụng và 19.763,00ha diện tích hành lang. Hệ thống hành lang này dài khoảng 40 km với điểm đầu là VQG Cúc Phương và điểm cuối là KBT Hang Kia - Pà Cò. Trong hệ thống này, KBT Hang Kia - Pà Cò được coi là nơi di trú đến của các loài sinh vật dưới ảnh hưởng của BĐKH. Hệ thống hành lang được thiết kế khá hẹp do đa phần là các hành lang tương đối ngắn và có thể chỉ đóng vai trò là hành lang di chuyển mà không cần đủ rộng để các loài sinh vật có thể sinh sống, kiếm ăn trong đó khi di chuyển. Ngoài ra, các loài động vật hoang dã phân bố ở VQG Cúc Phương hoặc KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông có kích thước cơ thể và vùng sống nhỏ, diện tích đất nông nghiệp và dân cư xung quanh lớn. Do vậy độ rộng tối thiểu của các hành lang khoảng từ 2-3km. Hệ thống bao gồm các hành lang đa dạng sinh học:
1. Hành lang đa dạng sinh học Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông kết nối VQG Cúc Phương với tổ hợp KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông - KBT Pù Luông.
2. Hành lang đa dạng sinh học Pù Luông – Hang Kia – Pà Cò kết nối tổ hợp KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông - KBT Pù Luông và KBT Hang Kia – Pà Cò.
Bảng 3.14: Danh sách các hành lang đa dạng sinh học trong hệ thống hành lang núi đá Tây Bắc
STT Hành lang Độ dài
(km)
Diện tích (ha)
Ghi chú
1 Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông 2,33 622,00 Mới 2 Pù Luông - Hang Kia – Pà Cò 38,67 19.141,00 Mới
Tổng 41,00 19.763,00
BẢN ĐỒ HỆ THỐNG HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC NÚI ĐÁ TÂY BẮC