Hành lang đa dạng sinh học Cúc Phương –Ngọc Sơn – Ngổ Luông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 66 - 69)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đề xuất các hành lang đa dạng sinh học thích ứng với Biến đổi khí hậu tạ

3.2.3.2. Hành lang đa dạng sinh học Cúc Phương –Ngọc Sơn – Ngổ Luông

a. Vị trí địa lý

Hành lang nằm trên các Ngọc Lâu, Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

b. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang ĐDSH Cúc Phương – Ngọc Sơn – Ngổ Luông là hành lang nhỏ với tổng diện tích 622,00ha, nằm trên địa phận tỉnh Hòa Bình. Rừng trên núi đá với diện tích là 507,50ha là trạng thái rừng ưu thế nhất trong hành lang. Hành lang không có dân cư sinh sống, chiều dài hành lang ngắn do khoảng cách giữa hai khu rừng đặc dụng khá gần nhau, diện tích rừng còn nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sự kết nối giữa 2 khu RĐD. Tuy nhiên cần phục hồi sinh cảnh rừng ở những khu vực có đất do tỉ lệ diện tích đất trống trong hành lang và nhóm loài mục tiêu là các loài linh trưởng ưa thích các trạng thái rừng giàu. Có thể mở rộng VQG Cúc Phương lên phía bắc để bao trùm toàn bộ hành lang. Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Cúc Phương – Ngọc Sơn – Ngổ Luông thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Cúc Phương – Ngọc Sơn – Ngổ Luông

STT Trạng thái Diện tích

(ha) Tỉ lệ %

1 Rừng trên núi đá 507,50 81,54 2 Đất trống (Ia, Ib, Ic) 8,20 1,32 3 Đất khác (ngoài lâm nghiệp) 106,70 17,14

BẢN ĐỒ HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC CÚC PHƯƠNG – NGỌC SƠN – NGỔ LUÔNG

Hình 3.12: Bản đồ hành lang ĐDSH Cúc Phương – Ngọc Sơn – Ngổ Luông

3.2.3.3. Hành lang đa dạng sinh học Pù Luông - Ngọc Sơn - Ngổ Luông - Hang Kia - Pà Cò

a. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm trên các xã Nong Luông, Pu Pin, Vạn Mai, Mai Hạ, Chiềng Châu, TT.Mai Châu, Tòng Đậu, Nà Mèo, Bao La, Đồng Bảng, Ba Khan, huyện Mai Châu, Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân, Quy Mỹ, Lũng Vân, Quyết Chiến, Phú Cường huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.

b. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang ĐDSH Pù Luông - Hang Kia – Pà Cò với tổng diện tích 19.141,00ha, nằm trên địa phận tỉnh Hòa Bình, có 9 trạng thái sử dụng đất trong

hành lang, trong đó loại hình có diện tích lớn nhất là rừng trên núi đá với 13.093,2ha, chiếm 68,4% tổng diện tích hành lang. Sau đó là diện tích đất khác ngoài lâm nghiệp với tỉ lệ 11,11%.Hành lang không có dân cư sinh sống, diện tích đất trống còn chiếm tới 10,32%. Diện tích đất của hành lang chủ yếu là đất lâm nghiệp, với nhiều trạng thái rừng khác nhau, là hành lang kéo dài trên nhiều sinh cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các khu vực RĐD. Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Luông –Ngọc Sơn – Ngổ Luông - Hang Kia – Pà Cò thể hiện trong bảng 3.34.

Bảng 3.16: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Luông – Ngọc Sơn – Ngổ Luông - Hang Kia – Pà Cò

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ %

1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo 68,40 0,36 2 Rừng phục hồi 572,40 2,99 3 Hỗn giao gỗ tre nứa 41,80 0,22 4 Rừng trên núi đá 13.093,20 68,40 5 Rừng trồng 771,20 4,03

6 Núi đá 477,50 2,49

7 Đất trống (Ia, Ib, Ic) 1.975,20 10,32

8 Mặt nước 15,60 0,08

9 Đất khác (ngoài lâm nghiệp) 2.125,50 11,11

BẢN ĐỒ HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC PÙ LUÔNG – HANG KIA – PÀ CÒ

Hình 3.13: Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Luông – Hang Kia – Pà Cò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía bắc việt nam​ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)